ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hiện tượng “tôm đi tàu ngầm”, tôm bị đỏ thân, sậm thân chết hàng loạt khiến người nuôi tôm ở các tỉnh Duyên hải miền Trung rất hoang mang. Đi đâu NNVN cũng nhận được câu hỏi từ các hộ nuôi tôm, rằng đàn tôm của họ bị bệnh gì?
Ngư dân: Do “sốc môi trường?”
Trong tháng 5, nhất là sau cơn bão số 1 tôm TCT nuôi trồng ở nhiều vùng chết hàng loạt, nên những “lão làng” trong nghề cho là tôm bị sốc môi trường. Họ cho rằng tôm TCT chỉ “thích” nắng. Vậy mà năm nay, ngay sau khi thả giống vụ chính được vài tuần lại có những con mưa bất thường kéo dài vài ngày, độ mặn giảm đột ngột làm cho tôm phát bệnh và chết.
Anh Vũ Đình Sơn một chủ đìa tôm lâu năm ở khu vực Vĩnh Xuân – Vĩnh Thái – Nha Trang cho biết: Từ sau cơn bão số 1, đàn tôm của anh xuất hiện vài con chuyển màu sang màu hồng ở đuôi, hoặc màu hồng sậm toàn thân tấp vào bờ, bơi lờ đờ. Ngay ngày hôm sau đã thấy thêm rất nhiều con tôm tấp bờ và tôm chết rớt đáy đến vài tạ. Lúc này ở các đìa nuôi tôm TCT khác đã thấy rất nhiều cò bay tới. Biết đã có dịch bệnh quanh hồ của mình nên anh cho thu gấp. Chất lượng con giống cũng được chủ các hồ tôm bị “đi tàu ngầm” trong thời gian qua đặt nghi vấn.
Ông Ngọc Linh, chủ 1 ha hồ tôm ở xã Mỹ An bộc bạch: “Tôi nuôi tôm TCT đã 4 năm nay nên về quy trình kỹ thuật nuôi nắm khá rõ và luôn tuân thủ. Mỗi 1 ha nuôi tôm tôi chia ra thành nhiều hồ, hồ lớn nhất rộng 3.000m2 để khi đảo nước, khu vực giữa các hồ vẫn đủ khí cho tôm phát triển đều. Vậy mà vẫn không thoát khỏi rủi ro, 1 tuần qua ngày nào cũng vớt tôm chết mang đi cho bà con trong vùng… cho heo ăn. Những năm đầu, chúng tôi sử dụng con giống có nguồn gốc ở Hawaii (Mỹ). Loại giống này tuy có đắt (70.000đ/vạn tôm post) nhưng con giống có chất lượng cao hơn.
Từ sau khi tại Phù Mỹ xuất hiện Chi nhánh Công ty TNHH chăn nuôi CP (Thái Lan) và Cty TNHH Việt Úc thì tôm giống thẻ chân trắng có giá thấp hơn (từ 20.000đ đến 25.000đ/vạn tôm post) nhưng chất lượng tôm giống kém hơn”. Bà Nguyễn Thị Liên, chuyên viên thủy sản Sở NN-PTNT Bình Định cho biết: “Hiện 2 đơn vị sản xuất tôm TCT trên địa bàn Bình Định mỗi năm cung ứng khoảng 2 tỷ tôm post. Chỉ có giống của Cty Việt Úc được nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề kiểm nghiệm tôm giống các nguồn này chưa được hoàn hảo…”.
Cơ quan chức năng: Chưa rõ
Phòng Nông nghiệp huyện Vạn Ninh nhấn mạnh rằng không chỉ vì sốc môi trường mà tôm lại chết nhiều đến vậy. Vấn đề cốt lõi là những ngày tôm chết hàng loạt đó chính thời điểm “giao thoa" của cả 3 yếu tố tiêu cực gây tôm chết đó là: môi trường – con giống - mầm bệnh. Bà Nguyễn Thị Liên, chuyên viên thủy sản của Sở NN-PTNT Bình Định dường như cũng thống nhất với quan điểm này, bà cho biết: Môi trường, hạ tầng cơ sở các vùng nuôi ở Bình Định chưa bền vững, kỹ thuật nuôi của các hộ nuôi chưa ổn định, nhất là sự “bứt phá” không tuân thủ quy hoạch vùng nuôi mà thả nuôi tràn lan con tôm thẻ chân trắng trong những vùng không thuận lợi (không phải là vùng cao triều) nên dịch bệnh rình rập quanh các hồ tôm, khi gặp điều kiện thuận lợi là bùng phát.
Riêng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa thì nhận định: Tôm trên 1 tháng tuổi chết thường có hiện tượng đỏ thân, đốm trắng và hiện tượng nứt vỏ và hoại tử cơ trơn thân tôm. Vỏ tôm bị nứt ra, sau đó đỏ lên và tôm chết rất nhanh, tiến hành giải phẫu soi tươi phần ruột thấy xuất hiện nhiều đốm xuất huyết. Mẫu cắt mô chưa phát hiện thấy các dấu hiệu đặc trưng của virus, tuy nhiên phần gan bị hoại tử hoàn toàn, các tế bào của phần cơ có dấu hiệu bị trương to.
Tóm lại phần gan, cơ và ruột đều xuất hiện hoại tử và chưa xác định được tác nhân gây bệnh, cần thu thêm mẫu để xác định. Còn ông Nguyễn Hữu Thọ - Giám đốc Trung tâm Quốc gia Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 cho biết: Trung tâm cũng đã xác định qua các kết quả xét nghiệm đều cho thấy, ở hầu hết các vùng tôm bị chết mà Trung tâm quan trắc, tôm đều bị nhiễm hội chứng virus. Nhưng là hội chứng virus gì thì chưa rõ.
Cũng theo nhận định của Trung tâm này, tôm nuôi trong các ao đìa có thể đã bị nhiễm hội chứng virus, nhưng nếu các điều kiện khác trong quá trình nuôi thuận lợi cho tôm phát triển thì tôm vẫn phát triển. Nhưng do các điều kiện ở những vùng nuôi như: Thay đổi độ mặn đột ngột, chất hữu cơ, nhu cầu sử dung oxy trầm tích, vi sinh vật tăng mạnh, vùng nuôi bị ô nhiễm, nền đáy chưa đảm bảo… và đặc biệt là tình hình thời tiết thay đổi đột ngột bệnh sẽ bùng phát dữ dội gây tôm chết hàng loạt.
Trinh Mai - Đình Thung Số lần xem trang : 17216 Nhập ngày : 09-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam CẦN TRỒNG CÂY CHE BÓNG TRONG VƯỜN CÀ PHÊ (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) KINH NGHIỆM SẠ LÚA NHÌN TỪ HÀ NỘI (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) 3 LOẠI DỊCH GIA SÚC, GIA CẦM CÙNG LÚC XUẤT HIỆN (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) VỀ "VƯƠNG QUỐC" XOÀI CÁT (Báo NNVN - Số ra ngày 17/2/2009) (17-02-2009) LÚA NGOẠI LẠI ... BĂNG ĐỒNG VÀO NỘI ĐỊA (Báo NNVN - Số ra ngày 17/2/2009) (17-02-2009) NÔNG NGHIỆP NĂM 2009 VỚI NHẬT THỰC VÀ NGUYỆT THỰC (Báo NNVN - Số ra ngày 17/2/2009) (17-02-2009) NHẬN BIẾT CÚM GIA CẦM (Báo NNVN - Số ra ngày 17/2/2009) (17-02-2009) NUÔI ẾCH DƯỚI VƯỜN BƯỞI (Báo NNVN - Số ra ngày 17/2/2009) (17-02-2009) YÊN BÁI TRÌNH DIỄN 3 GIỐNG NGÔ MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009) Tiền Giang: HTX Mỹ Thành đón nhận giấy chứng chỉ GLOBALGAP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|