ThS. ĐỖ THỊ LỢI Thời gian gần đây bà con nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang đối mặt với bệnh bạch tạng gây hại khá nghiêm trọng trên cây bắp, nhiều nông dân buộc phải nhổ bỏ hoặc gieo trồng cây khác, nếu cố gắng dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ thì cũng không đạt được hiệu quả. Một trong những nguyên nhân là do bệnh mới nông dân chưa nhận diện được bệnh cũng như chưa dùng đúng thuốc đặc trị bệnh này.
Để phòng trừ bệnh có hiệu quả, bà con chú ý những điểm sau:
1- Nhận diện đúng bệnh
Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên bắp từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Cây bệnh có thể xuất hiện rất sớm, khi bắp có 2-3 lá thật, và có thể kéo dài đến trổ cờ. Triệu chứng điển hình là vết sọc vàng dài, mặt dưới và trên vết bệnh có mốc trắng (là những bào tử lây nhiễm). Cây nhiễm nặng lá màu trắng bạc, lùn và chết dần.
Bệnh do nấm Slerospora maydis gây ra, theo ghi nhận gần đây bệnh gây hại nặng trên các giống bắp trắng nù địa phương, nhất là trên diện tích trồng có mật độ cao.
Bệnh bạch tạng phát tán lây nhiễm bằng bào tử, hoặc hạt giống nhiễm.
2- Phòng trừ tổng hợp
- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng.
- Gieo trồng đồng loạt.
- Không chọn giống từ cây nhiễm bệnh.
- Nên xử lý giống trước khi gieo với thuốc trừ bệnh Manthane M 46, Juliet 80 WP.
- Không trồng liên tục nhiều vụ, luân canh với cây khác họ nhất là cây lúa.
- Bón phân NPK, không bón nhiều phân đạm.
- Sử dụng thuốc khi mới phát hiện như Manthane M46, Juliet 80WP phun kỹ, Foraxyl 35 WP, đều 2 mặt lá, nếu cần thiết nên xử lý lần 2, lần 3 sau đó 5 đến 10 ngày.
Đối với vùng chuyên canh bắp thì phòng ngừa bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất sau này, phun ngừa định kỳ. Trong đó biện pháp kỹ thuật canh tác là yếu tố quyết định đến áp lực bệnh, do đó điều cần thiết khi gieo trồng bắp chuyên canh bà con chú ý đến khâu sửa soạn đất, giống, và thời vụ tập trung để giảm áp lực bệnh. Như thế chúng ta sẽ giảm được chi phí sản xuất, tăng chất lượng thương phẩm, cuối cùng là tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị sản xuất.
Thái Loan Số lần xem trang : 16953 Nhập ngày : 03-09-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam QUY TRÌNH THÂM CANH MÔ HÌNH THÂM CANH LÚA - CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (25-06-2009) Phytoplasma tác nhân gây “bệnh nan y” trên cây mì (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2009)(25-06-2009) NUÔI CẦY HƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009) Quảng Bình: Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lứa TBR-1 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009) LIÊN KẾT TRONG CHUỖI SẢN XUẤT LÚA GẠO HÀNG HÓA (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009) CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH ĐẬU GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) Sử dụng magiê sunphát nâng cao năng suất, chất lượng chè (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) Trung Quốc: Đã hiện thực hoá tiềm năng sản xuất trứng tại châu Phi (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢI LỜI VỀ CÂY MACADAMIA (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|