ThS. ĐỖ THỊ LỢI
ĐẢM BẢO RAU TƯƠI NGUYÊN 2 – 3 TUẦN
Mới đây, các cán bộ khoa học của Bộ môn Bảo quản và Chế biến (Viện nghiên cứu Rau quả - Bộ NN - PTNT) đã hoàn thiện quy trình, đưa ra khuyến cáo bà con nông dân và người tiêu dùng sử dụng công nghệ MAP để bảo quản rau quả tươi, trong đó có ra muống rất hiệu quả.
Tiến sĩ Hoàng Lệ Hằng, Trưởng bộ môn cho biết: Công nghệ MAP (Modified Atmosphere Packaging) là một trong những phương pháp làm giảm cường độ hô hấp của các loại rau tươi sau khi đóng gói nhằm duy trì tình trạng chất lượng ở mức tốt nhất và kéo dài thờigian “sống” của chúng lâu hơn bình thường. Ngoài ra, công nghệ này còn có tác dụng ngăn ngừa sự bay hơi nước, thay đổi nồng độ khí oxy và cacbonic theo hướng tích cực tránh được hao hụt tự nhiên, đảm bảo được khối lượng và chất lượng mà khôgn cần dùng đến các hoá chất bảo quản khác. Theo khuyến cáo của các nhà khao học, quy trình bảo quản rau muống bằng công nghệ MAP rất đơn giản, dễ áp dụng: Rửa sạch rau bằng nước sạch, tốt nhất là sục qua nước ozon, để ráo nước rồi đóng gói trong các túi PE có kích cỡ và khối lượng theo yêu cầu của káhch hàng và bảo quản trong kho mát. Với rau muống tươi, bằng công nghệ MAP thời bảo quản có thể kéo dài từ 15 đến 20 ngày ở nhiệt độ từ 10 – 1200C (bình thường chỉ có thể bảo quản được khoảng 3 – 4 ngày). Ngoài rau muống, tuỳ theo yêu cầu của khung nhiệt độ trong kho lạnh, kho mát của từng loại rau, quả tươi, công nghệ MAP có thể giúp bảo quản được các loại rau, hoa, quả tươi khác theo yêu cầu của khách hàng.
“Việc ứng dụng công nghệ MAP hiện đang được ứng dụng có hiệu quả ở một số cơ sở sản xuất, tiêu thụ hàng rau quả tươi có khối lượng lớn, đặc biệt là các siêu thị lớn. Công nghệ bảo quản rau quả tươi bằng MAP hoàn toàn an toàn với người sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn vếinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y Tế”, TS. Hoàng lệ Hằng cho biết thêm.
CÔNG HÀO
Số lần xem trang : 17000 Nhập ngày : 11-11-2005 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam QUY TRÌNH THÂM CANH MÔ HÌNH THÂM CANH LÚA - CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (25-06-2009) Phytoplasma tác nhân gây “bệnh nan y” trên cây mì (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2009)(25-06-2009) NUÔI CẦY HƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009) Quảng Bình: Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lứa TBR-1 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009) LIÊN KẾT TRONG CHUỖI SẢN XUẤT LÚA GẠO HÀNG HÓA (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009) CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH ĐẬU GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) Sử dụng magiê sunphát nâng cao năng suất, chất lượng chè (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) Trung Quốc: Đã hiện thực hoá tiềm năng sản xuất trứng tại châu Phi (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢI LỜI VỀ CÂY MACADAMIA (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|