Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 5782
Toàn hệ thống 7295
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hiện nay phần lớn diện tích lúa mùa ở các tỉnh phía Bắc đang ở giai đoạn làm đòng - trỗ bông. Trên nhiều diện tích lúa đã xuất hiện bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, và nhiều bệnh nấm hại khác đang tiến triển với xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy bà con cần chú ý kiểm tra bệnh hại đồng ruộng do trên cây lúa giai đoạn này có số lượng bệnh hại nhiều nhất đồng thời mức độ thiệt hại của chúng gây ra cũng thường lớn nhất nếu không chú ý phòng trừ tốt.

 

Đặc biệt ở giai đoạn trước và sau khi lúa trỗ, bệnh đen lép hạt (do một tập hợp nấm và vi khuẩn cùng gây hại trên bông lúa) là nguyên nhân chính dẫn đến làm giảm năng suất và phẩm chất gạo, nhất là trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thuận, mưa nắng thất thường như hiện nay. Đây là một nhóm đối tượng hại rất phổ biến trên cây lúa làm ảnh hướng lớn đến năng suất và phẩm chất gạo song vì tập quán chưa quen và chưa thấy hết tác hại của chúng nên bà con phía Bắc thường ít chú ý phòng trừ các đối tượng này. Mặt khác trong tình hình thời tiết nhiều biến đổi, nhiệt độ cuối tháng 8 - đầu tháng 9 có thể giảm xuống đột ngột, bất thường, kèm theo mưa bão kéo dài, bệnh đạo ôn có thể xuất hiện phá hại sớm hơn và mức độ gây hại cũng nặng hơn các năm trước ở giai đoạn lúa trỗ.

Vì vậy để giúp bà con tiết kiệm chi phí sản xuất và chủ động hơn trong việc phòng trừ các bệnh hại lúa mùa giai đoạn đòng - trỗ, đặc biệt chủ động phòng trừ bệnh khô vằn, đạo ôn, bệnh đen lép hạt… chúng tôi khuyến cáo bà con nên chú ý: Lựa chọn đúng thuốc để sử dụng. Đây là một khâu quan trọng đầu tiên của nguyên tắc 4 đúng cần áp dụng trong việc phòng trừ dịch hại cây trồng (bà con ai cũng biết) có tác dụng thiết thực làm giảm chi phí sản xuất trên cây lúa. Song trong thực tế nhiều lúc bà con còn quá khó khăn trong việc lựa chọn đúng thuốc. Đó là những loại thuốc vừa có tác dụng phòng trừ tất cả các bệnh nấm hại lúa vừa có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng cường khả năng chống chịu cho cây, góp phần tăng năng suất và đảm bảo phẩm chất gạo khi thu hoạch, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho người trồng lúa, đồng thời thuốc đó phải an toàn với môi trường.

Hiện nay trên thị trưòng, hai loại thuốc Nativo 750WG và Antracol 70WP của Công ty Bayer (Cộng hoà liên bang Đức) qua đánh giá đồng ruộng ở nhiều địa phương của 2 miền Nam và Bắc trong các vụ lúa năm 2009 và 2010 trên giai đoạn đòng trỗ cho thấy: Ngoài tác dụng đặc trị, phòng trừ tốt các bệnh nấm hại lúa như khô vằn, đạo ôn, vàng lá, đen lép hạt…, hai loại thuốc trên còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây lúa, dưỡng lá, nuôi đòng, đồng thời làm tăng khả năng chống chịu (chống đổ, hạn…) và bảo vệ cây lúa suốt cả vụ.

Thuốc Nativo 750WG đặc trị đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông cũng như các bệnh nấm khác trên lúa có đặc tính lưu dẫn cao, thấm sâu rất nhanh vào lá nên chống rửa trôi tốt và có hiệu quả trừ nấm bệnh kéo dài, đồng thời giúp cây lúa xanh tốt, trỗ đều, no bông, nặng hạt. Thuốc Antracol 70WP ngoài tác dụng bảo vệ cây lúa trước các loài nấm gây bệnh còn bổ sung cho cây lúa một lượng kẽm (Zn++) đáng kể (150 g kẽm tinh khiết dễ tiêu/kg thuốc) nhờ đó lúa cứng cây, lá xanh hơn, tăng tuổi thọ lá đòng và hạt phấn. Đặc biệt cả hai loại thuốc trên đều an toàn với cây trồng, người sử dụng và môi trường. Sử dụng thuốc Nativo 750WG riêng lẻ hoặc phối kết hợp với thuốc Antracol 70WP (khi áp lực bệnh ngoài đồng ruộng cao) đều có tác dụng thiết thực phòng trừ tốt tất cả các bệnh nấm hại trên cây lúa ở giai đoạn sau cấy đến đòng - trỗ, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lúa và tăng nguồn thu nhập cho bà con nông dân.

PGS.TS Nguyễn kim Vân.

Số lần xem trang : 16823
Nhập ngày : 26-08-2010
Điều chỉnh lần cuối : 26-08-2010

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH TÔM (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009)

  SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (20-04-2009)

  Xác định tương tác kiểu Gene với môi trường cho việc xây dựng cơ cấu giống lúa mới cho ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2009) (20-04-2009)

  THUỐC LÁ BIẾN ĐỔI GEN CÓ PROTEIN CHỐNG HIV (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  TRỒNG LÚA CHO CÁ ... PHÁ, THU LÃI CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VỤ HÈ THU? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  Một số lưu ý về kỹ thuật canh tác giống mía ROC22 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TINH CỌNG RẠ TẠI VIỆT NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  Cam đỏ Cara Cara trồng thành công ở Việt Nam (Báo NNVN - Số ra ngày 14/4/2009) (14-04-2009)

  Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống ngô lai ở phía Bắc vụ đông 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 13/4/2009) (13-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007