ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hôm qua (30/9), Hội thảo Công nghệ sinh học: Hướng phát triển cho tương lai do Bộ NN-PTNT tổ chức, Đại sứ quán Hoa Kỳ tài trợ đã được diễn ra tại Hà Nội.
Điểm thu hút của Hội thảo lần này là bản tham luận về kết quả khảo nghiệm hạn chế đến sản xuất thương mại cây ngô biến đổi gen ở Phillipines do Tiến sĩ Reynaldo V.Ebora, Giám đốc Viện Quốc gia Công nghệ sinh học và Sinh học phân tử, Trường Đại học Philipin Los Banos trình bày, ngoài ra, Tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam cũng khái quát lên thực trạng nghiên cứu và ứng dụng cây công nghệ sinh học ở Việt Nam trong những năm qua.
NHÌN TỪ PHILLIPINES
Phillipines là một trong 25 quốc gia mạnh dạn đưa cây trồng công nghệ sinh học vào ứng dụng từ năm 1996 đến nay. Thành tựu đáng kể nhất chính là giống ngô chuyển gen kháng sâu đục thân và kháng thuốc trừ cỏ.
Bắt đầu từ năm 1999, Chính phủ Phillipines đã phê duyệt khảo nghiệm hạn chế ngô biến đổi gen trên 600m2 và đã khẳng định được tính kháng của loại ngô này đối với sâu đục thân ngô châu Á, năng suất vượt trội hơn giống thường từ 60% và cao hơn 41% so với giống ngô lai. Đến năm 2001, Chính phủ Phillipines đã phê duyệt khảo nghiệm trên diện rộng về hiệu quả sinh học của ngô biến đổi gen tại những vùng trồng ngô chính ở đất nước này. Sang những năm 2002-2003, một số công ty giống, cây trồng ở Phillipines đã bắt tay vào khảo nghiệm trên diện rộng giống ngô chuyển gen cho mục đích thương mại.
Theo Tiến sĩ Reynaldo V.Ebora thì kinh nghiệm trồng ngô biến đổi gen ở Phillipines chính là việc chú trọng vào đánh giá rủi ro đối với môi trường và vấn đề hậu thương mại. Các nghiên cứu về số lượng côn trùng chân đốt, côn trùng có cánh, bọ xít ăn thịt, bọ rùa xuất hiện trên ngô thường, ngô lai và ngô biến đổi gen đã được thực hiện tại các vùng trồng ngô trọng điểm trong thời gian qua. Kết quả thu được khá khả quan khi ngô biến đổi gen không làm biến đổi hệ sinh thái, không làm thay đổi thành phần các loài chân đốt, bọ rùa, bọ xít… trên ngô và các khu vực lân cận, song song là sâu hại không tiếp tục phát sinh nhờ trồng ngô biến đổi gen, không có tác động rõ đến các loài chim và các loài sâu hại trên mặt đất, giảm sự xói mòn đất, không có tác động đến độ màu mỡ của đất.
Về mức độ tác động của ngô biến đổi gen đến sản xuất nông nghiệp ở Phillipines, kết quả thu được là: những trang trại trồng ngô biến đổi gen cho năng suất tăng 37%, dẫn đến tăng lợi nhuận khoảng 10.132 peso (4,5 triệu đồng)/ha; giảm khoảng 60% chi phí thuốc trừ sâu; tăng thu nhập khoảng 1.34 peso/kg.
TĂNG CƯỜNG KHUYẾN NÔNG ĐỂ KHÔNG CẠNH TRANH VỚI CÂY TRỒNG BẢN ĐỊA
Trong kế hoạch phát triển cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam chia làm 3 giai đoạn, cụ thể, 2006-2010: bắt đầu thử nghiệm một số giống trên đồng ruộng; 2010-2015: đưa một số giống cây vào sản xuất; đến 2020: diện tích một số cây trồng biến đổi gen (ngô, bông, đậu tương) đạt từ 30% đến 50%.
Theo Tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện Di truyền nông nghiệp thì, hiện nay Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai kế hoạch với những cây trồng biến đổi gen như lúa có hàm lượng vitamin A cao; ngô kháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu; đậu tương kháng sâu, kháng hạn; xoan tăng chất lượng gỗ; đu đủ kháng vi rus gây bệnh đốm vòng; bông kháng sâu, chịu hạn. Mục tiêu chính trong kế hoạch này chính là đánh giá biểu hiện của gen trong điều kiện ruộng đồng Việt Nam và đánh giá an toàn sinh học với môi trường.
Tuy vậy, hội thảo cũng chỉ ra nhiều thách thức Việt Nam đang vướng phải như đi sau các nước khác một thời gian dài; thiếu cán bộ, thiếu kinh nghiệm nghiên cứu và quản lý điều hành; đầu tư thấp; cần phải tiếp thu thành tựu của thế giới bằng cách tạo ra quy chế phù hợp để các thành tựu tạo ra ở nước ngoài có thể nhanh chóng ứng dụng ở Việt Nam.
Trao đổi với NNVN về vấn đề “đi tắt, đón đầu” khi đưa các giống biến đổi gen ở nước ngoài về Việt Nam liệu có cạnh tranh với cây trồng bản địa, Tiến sĩ Lê Huy Hàm cho rằng, để tạo một giống biến đổi gen phải mất từ 7 đến 10 năm, chi phí từ 40 đến 100 triệu USD nên Việt Nam cần thừa hưởng những ứng dụng của nước ngoài. Công tác khuyến nông phải đặt lên hàng đầu cho người nông dân, tránh thất lạc những nguồn gen quý của Việt Nam.
Hội thảo cũng đưa ra kết luận sơ bộ trong việc khảo nghiệm thời gian qua ở Việt Nam: ngô chuyển gen mang gen kháng sâu có hiệu lực kháng sâu rõ rệt so với giống ngô lai và ngô thường; ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ có hiệu lực kháng thuốc trừ cỏ gốc so với giống đối chứng; chưa thấy sự khác biệt về đa dạng quần thể bọ đuôi bật Collembola giữa ô thí nghiệm trồng ngô chuyển gen với ngô không chuyển gen.
Trong đầu năm 2011, theo kế hoạch, sẽ khảo nghiệm diện rộng ở cả 2 miền Nam, Bắc và thu thập, trình bày hồ sơ an toàn thức ăn chăn nuôi và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm các giống ngô chuyển gen; dự kiến thương mại hoá cuối 2011-2012.
TRỌNG NGUYỄN Số lần xem trang : 16934 Nhập ngày : 02-10-2010 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KHÁNH HÒA: TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG RONG XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (15-01-2009) XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: BÀI TOÁN KHÓ VỚI BÌNH PHƯỚC (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (15-01-2009) GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN SSC 557 (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) KINH NGHIỆM THẢ TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) CÁCH TIÊM VÀ CHO THỎ UỐNG THUỐC THÚ Y (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) CẢNH BÁO VỀ VIỆC TRỒNG ĐU ĐỦ BIẾN ĐỔI GEN Ở THÁI LAN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009) CHẤT KÍCH THÍCH KHÁNG SAR3 PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009) MUỐN CÂY TRÂM ỔI CÓ NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009) CÁCH BẢO QUẢN CỦ KHOAI TÂY SAU THU HOẠCH (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2008) (09-01-2009) TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|