ThS. ĐỖ THỊ LỢI Ông Nguyễn Văn Tới ở thôn Ngô Sơn, xã Chư Jôr, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai có sáng kiến dẫn nước từ nguồn về tích trữ tưới lúa cho gia đình và bà con trong thôn để ứng phó với cơn đại hạn.
Năm nào vào mùa khô bà con cũng như chính gia đình ông Tới đều khốn đốn vì nắng hạn và thiếu nước sản xuất. Khi nước còn nhiều thì bà con đào mương cho nước chảy về đồng ruộng, nhưng khi khô hạn nếu cứ để nước chảy theo mương sẽ bị thấm hết vào đất nên không thể chảy về đồng được. Học theo cách làm giọt nước của bà con dân tộc thiểu số, cộng với sự sáng tạo của mình, ông Tới đã xây dựng hệ thống dẫn nước về ruộng nên ruộng lúa của ông và một số hộ xung quanh vẫn xanh mướt, trong khi đó nơi khác khô nứt nẻ.
Hệ thống lấy và tích trữ nước tưới vô cùng đơn giản mà hiệu quả: Sauk hi tìm và làm được giọt nước trên núi, ông lấy ống nhựa (loại ống tưới cà phê) để dẫn nước về. Nước sẽ được dẫn xuống và tích trữ vào hai hồ lớn được vợ chồng ông thuê múc với giá 30 triệu đồng. Từ lượng nước tích trữ đó, ông se phân phối cho bà con khi họ có nhu cầu thông qua hệ thống mương nước có sẵn trên đồng ruộng.
Với cách này, hạng chục, thậm chí hang trăm thửa ruộng xung quanh khu vực nhà ông đã được cứu thoát khỏi hạn. Mỗi giờ xả nước vào ruộng ông thu của bà con 15 ngàn đồng. Số tiền này chẳng thấm tháp vào đâu so với số tiền ông bỏ ra musc hồ, mua ống … nhưng nhờ nó mà mấy mẫu ruộng nhà ông và ruộng của bà con xung quanh có nước để chống chọi với hạn, bà con trong thôn mừng lắm và gọi ông với cái tên trìu mến “ông thuỷ lợi”.
Nhờ hệ thống lấy và tích nước này, trong khi nhiều hộ káhc trong thôn không còn nước ăn, nước sinh hoạt thì nguồn nước của gia đình ông vẫn dồi dào, lại không bị phèn, đục. Chính vì vậy, hai hồ tích nước của ông còn là điểm cung cấp nước sinh hoạt ho nhiều hộ dân ở khu vực xung quanh.
Cách lấy nước và tích nước của gia đình ông Nguyễn Văn Tới không chỉ đơn giản mà hiệu quả, lại có khả năng áp dụng ở nhiều vùng, nhiều địa phương miền núi. Nếu có sự tham gia của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn, chắc chắn cách làm này là bước đột phá trong xã hội hoá công tác thuỷ lợi.
HƯƠNG TRÀ Số lần xem trang : 17353 Nhập ngày : 16-04-2011 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009) GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009) BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009) Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009) HĐ1: GIỐNG LÚA MỚI NÔNG DÂN THAM GIA CHỌN TẠO (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (09-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|