Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7680
Toàn hệ thống 8538
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Sau 6 năm triển khai, Chương trình “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả) đã chứng minh được tính ưu việt của nó và dần trở thành phong trào rộng khắp, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo tính toán, nếu áp dụng chương trình này trên diện rộng (1,4 triệu hecta), nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiết kiệm được khoảng 850 tỷ đồng/năm. 

Bài I: Diện mạo mới trên những cánh đồng

Ở “vựa” lúa Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích lúa được canh tác theo phương pháp “3 giảm, 3 tăng” ngày càng mở rộng. Đơn giản là vì bà con nhìn thấy hiệu quả rõ rệt của nó, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang có chiều hướng diễn biến phức tạp.

Hiệu quả thấy rõ

Chưa bao giờ nông dân xã Phước Lập (Tân Phước – Tiền Giang) lại có vụ mùa bội thu đến vậy. Trước đây, cũng đồng đất, giống lúa ấy nhưng khi hạch toán thì lợi nhuận thu được chẳng đáng là bao bởi chi phí sản xuất khá lớn. Bước sang vụ đông xuân 2007 – 2008, được sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, bà con Phước Lập đã sản xuất theo mô hình “3 giảm, 3 tăng”. Trên quy mô 50ha, bà con sử dụng các giống lúa thơm (VND 95-20, OM 3537) và áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp như: xuống giống tập trung, đồng loạt theo lịch né rầy và bón phân theo bảng so màu lá lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định phòng trừ tổng hợp IPM nhằm bảo vệ thiên địch để có thể kiểm soát được các đối tượng sâu hại ở mức thấp. Nhờ đó, đã tiết kiệm được chi phí trên 1 triệu đồng/ha/vụ, năng suất đạt 7 tấn/ha, lợi nhuận tăng gấp đôi so với các năm trước.

Ông Trần Hoàng Minh ở xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn – An Giang) là người có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng phương pháp “3 giảm, 3 tăng” trong canh tác lúa. Với 6ha lúa, nhờ làm theo cách thức mới, mỗi năm gia đình ông tiết kiệm được hàng triệu đồng, trong khi năng suất lại cao hơn những hộ khác 1 – 1,5 tấn/ha.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) và quận ô Môn (TP.Cần Thơ) là 3 địa phương thực hiện chương trình “3 giảm, 3 tăng” thành công nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ở các địa phương này, bà con dùng máy sạ hàng nên có thể tiết kiệm được 96kg giống/ha so với cách làm truyền thống; giảm 23 – 46% lượng phân đạm (chỉ còn 70 – 100kg/ha); giảm 50% số lần phun thuốc bảo vệ thực vật. Thậm chí, ở huyện Vị Thủy, một số nơi bà con còn giảm 100% thuốc trừ sâu nhưng lúa vẫn xanh tốt.

Biện pháp “3 giảm 3 tăng” ra đời dựa trên sự kế thừa chương trình quản lý dịch hại cây lúa (IPM). Ngay sau khi được áp dụng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận đó là biện pháp kỹ thuật mới nhằm tăng hiệu quả trồng lúa. Ngày 7/4/2006, Bộ đã ra Chỉ thị số 24/2006/ CT-BNN về việc tăng cường triển khai chương trình này và thành lập ban chỉ đạo chương trình ở các cấp.

Ngoài những lợi ích có thể nhìn thấy như giảm chi phí; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, chương trình “3 giảm, 3 tăng” còn giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường do hạn chế được việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu tràn lan. Chương trình cho phép giảm lượng lúa giống đầu tư bình quân từ 180 – 200kg/ha xuống còn 100 – 120kg/ha; giảm 10% lượng đạm đầu tư nguyên chất và 1- 2 lần phun thuốc trừ sâu mà vẫn duy trì được mật độ ký sinh và các loài thiên địch. Chính vì vậy, môi trường đất, nước được bảo vệ và phục hồi. ông Huỳnh Thế Năng, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định, một trong những điều kiện giúp chương trình “3 giảm, 3 tăng” đạt được thành công là hệ thống giao thông nông thôn và thuỷ lợi nội đồng phải hoàn chỉnh. Trên cơ sở đó sẽ áp dụng cơ giới hóa một cách thuận lợi. Hiện An Giang đã áp dụng “3 giảm, 3 tăng” trên 85% diện tích đất canh tác.

Có thể giảm được lượng giống hơn nữa

Tại diễn đàn Khuyến nông @ công nghệ lần thứ 18 do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia tổ chức mới đây, nhiều nhà khoa học cho rằng, lượng giống gieo sạ vẫn còn có thể giảm được nữa nếu điều kiện canh tác tốt hơn. Qua một số thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với lượng giống 20kg/ha vẫn có thể thu được sản lượng lúa tương đương với lối canh tác bình thường. Hiện nay, một số nông dân sản xuất lúa lai với mật độ gieo sạ chỉ 30 – 50kg/ha nhưng năng suất vẫn đạt 8 – 10 tấn/ha.

Theo TS.Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, việc giảm số lượng giống gieo sạ không đơn thuần chỉ là một con số mà nó còn thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa các quần thể lúa trên đồng ruộng. Nếu sạ thưa, cây lúa sẽ hấp thụ ánh sáng tốt hơn, hạn chế dịch bệnh phát triển. TS. Luật cho rằng, “3 giảm, 3 tăng” là một gói kỹ thuật mở để tùy địa phương, tuỳ điều kiện sản xuất của từng hộ mà áp dụng sao cho phù hợp.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Huân, Phó cục trưởng Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng, cái được lớn nhất của chương trình “3 giảm, 3 tăng” là góp phần thay đổi thói quen cũ trong sản xuất lúa, thay đổi nhận thức của người nông dân. “Đây là chương trình sản xuất tiên tiến, cải thiện môi trường làm việc, môi trường sinh thái và tăng thu nhập cho nông dân. Với vai trò là nước xuất khẩu gạo lớn, chương trình này sẽ góp phần làm cho chất lượng hạt gạo được nâng cao nhờ giảm được lượng phân bón, thuốc trừ sâu, giúp hạt gạo Việt Nam có điều kiện vào được nhiều thị trường khó tính”, ông Huân khẳng định.

Bài 2: Những mô hình cải tiến

                            Phương Nguyên

Số lần xem trang : 15229
Nhập ngày : 18-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 18-12-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA LAI TH3-3 (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009)

  SINH SẢN NHÂN TẠO THÀNH CÔNG CHO CÁ NGỰA GAI (Báo KTNT - Số ra ngày 26/2/2009) (26-02-2009)

  MIỀN TRUNG GIEO MẠ CHO MIỀN BẮC CẤY: Ý TƯỞNG MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  TRỊ BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY THANH LONG (Báo KTNT - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  GIÁ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN PHỤC HỒI (Báo KTNT - Số ra ngày 24/2/2009) (25-02-2009)

  KINH NGHIỆM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo KTNT - Số ra ngày 23/2/2009) (25-02-2009)

  BỆNH BẠI LIỆT Ở HEO NÁI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (19-02-2009)

  CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH LOÉT HẠI CÂY CHANH (Báo KTNT - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

  BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG NÔNG DÂN SẢN XUẤT GIỎI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (19-02-2009)

  NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ MANG LẠI NÔNG SẢN SẠCH (Báo KTNT - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007