ThS. ĐỖ THỊ LỢI Tiêm và cho thỏ uống thuốc thú y đúng kỹ thuật làm tăng hiệu quả điều trị, ngược lại không đúng cách làm cho thỏ bị kích thích gây hiện tượng stress làm giảm hiệu quả của thuốc, bệnh không khỏi, thỏ có thể bị chết làm thiệt hại cho người chăn nuôi.
Cho thỏ uống thuốc: Để tiết kiệm thuốc và dùng đúng liều thuốc cần phải bắt thỏ cho uống thuốc trực tiếp chứ không nên pha thuốc vào nước uống hoặc thức ăn, thỏ không sử dụng hết, thuốc biến chất sẽ không có tác dụng.
Đối với thỏ trưởng thành sử dụng ống bơm hoặc ống hút nhỏ, đặt sâu vào miệng qua mép thỏ rồi bơm từ từ, thỏ sẽ nuốt dần.
Đối với thỏ con, nhấc thỏ lên chờ khi thỏ kêu, há miệng ra thì nhỏ thuốc vào miệng. Trường hợp thỏ con không kêu thì nhỏ giọt dưới môi để thỏ nuốt vào từ từ, không nên cho ống bơm qua miệng dễ làm sây sát do niêm mạc miệng thỏ rất mỏng.
Tiêm thỏ: Ở thỏ sử dụng 2 đường tiêm, tiêm bắp và tiêm dưới da. Tiêm bắp, vị trí tiêm bắp ở mặt trong đùi nơi có bắp cơ dày, không có mạch máu lớn. Một người bắt thỏ, người kia tiêm bằng cách một tay giữ chân thỏ, tay thuận cầm bơm tiêm đặt mũi kim tiêm vào dưới ngón tay cái đang đặt ở vị trí cần tiêm trên chân thỏ, nhẹ nhàng bơm thuốc vào. Tiêm dưới da, một tay nhấc lớp da gáy thỏ kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ, tay thuận cầm bơm tiêm đưa mũi kim tiêm vào vị trí da được kẹp giữa hai ngón tay, nhẹ nhàng bơm thuốc vào.
Trước khi tiêm cho thỏ phải khử trùng kỹ dụng cụ bơm, kim tiêm bằng cách luộc sôi dụng cụ khoảng 5-7 phút, sau để nguội.
Hút thuốc, nếu là vacxin keo phèn lắng ở đáy hoặc kháng sinh dạng bột thấm nước phải lắc kỹ cho tan đều trước khi hút thuốc vào xilanh. Trước khi tiêm phải để xilanh theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất bơm nhẹ píttông sao cho vài giọt thuốc phun ra ngoài đuổi hết không khí trong xilanh tránh nhiễm trùng gây áp xe nơi tiêm nếu còn không khí trong xilanh lúc tiêm.
Nguyễn Văn Duy Số lần xem trang : 16778 Nhập ngày : 14-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam NUÔI TÔM QUẢNG CANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/6/2009) (25-06-2009) QUY TRÌNH THÂM CANH MÔ HÌNH THÂM CANH LÚA - CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (25-06-2009) Phytoplasma tác nhân gây “bệnh nan y” trên cây mì (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2009)(25-06-2009) NUÔI CẦY HƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009) Quảng Bình: Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lứa TBR-1 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009) LIÊN KẾT TRONG CHUỖI SẢN XUẤT LÚA GẠO HÀNG HÓA (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009) CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH ĐẬU GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) Sử dụng magiê sunphát nâng cao năng suất, chất lượng chè (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) Trung Quốc: Đã hiện thực hoá tiềm năng sản xuất trứng tại châu Phi (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢI LỜI VỀ CÂY MACADAMIA (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|