Phạm Văn Hiền Một trong những hướng nghiên cứu nông nghiệp bền vững là nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp. Tuy còn nhiều trường phái và quốc gia không đồng tình với cây trồng chuyển nạp gen (cây biotech), song thực tiễn cho thấy cây biotech có vai trò to lớn trong tính bền vững của nền nông nghiệp, như: Cây biotech nhanh chóng đạt được sản lượng cao, an toàn lương thực quốc gia, bảo tồn sự đa dạng tài nguyên di truyền, an toàn môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế và được nông dân nhiều quốc gia áp dụng. Giống cây trồng biotech đã góp phần làm gia tăng khả năng sản xuất lương thực: 141 triệu tấn trong 12 năm (1996 – 2007). Giống cây trồng biotech giúp bảo tồn đa dạng sinh học nhờ tiết kiệm đất. Người ta cần phải có thêm 43 triệu ha đất để tạo ra 141 triệu tấn nông sản do cây biotech tạo nên. Nhân loại có 70% người nghèo nhất trên thế giới lệ thuộc vào nông nghiệp, thu nhập thấp hơn 1 USD mỗi ngày, giống cây biotech có thể góp phần ổn định kinh tế, giảm nghèo. Tại các nước đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi, nông nghiệp đảm trách nhiệm vụ cơ bản trong tăng trưởng GDP. Tăng trưởng sản lượng nông sản từ giống cây trồng biotech là một bằng chứng hiển nhiên.
Nghiên cứu của Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và Philippines cho thấy cây trồng biotech đã làm gia tăng thu nhập trên một ha là 115-250 USD. Xét trên toàn thế giới, trên 12 triệu nông dân nghèo đã hưởng lợi từ cây biotech trong năm 2008.
Việc chấp nhận cây lúa kháng sâu hại đã mở ra tiềm năng cho 250 triệu nông hộ trồng lúa ở Châu Á, tương đương 1 tỷ người.
Hơn nữa, lợi tức thuần của cây biotech đối với nông dân toàn cầu là 10 tỷ USD trong năm 2007 (6 tỷ USD ở các nước đang phát triển và 4 tỷ USD ở các nước công nghiệp). Trong giai đoạn 1996-2007, lợi tức đạt được 44 tỷ USD, chia đều cho cả 2 nhóm : các nước đang phát triển và các nước công nghiệp.
Cây trồng biotechđã làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường nhờ giảm sử dụng thuốc trừ sâu, bảo tồn nguồn năng lượng hóa thạch và giảm hàm lượng CO2 thãi vào không khí, giảm sự mất đất thông qua sự kiện ít cày đất. Đặc biệt, từ 1996 đến 2007, cây trồng biotech đã tiết kiệm được 359.000 tấn thuốc trừ sâu ( tính theo đơn vị a.i = active ingredient).
Việc phát triển giống chống chịu khô hạn tạo ra một tiềm năng cực kỳ to lớn làm gia tăng năng suất khi nguồn nước tưới bị hạn chế. Có khoảng 70% nguồn nước ngọt trên thế giới được dùng cho nông nghiệp. Giống bắp chống chịu hạn được hi vọng sẽ ra đời vào năm 2012 tại Hoa Kỳ, và năm 2017 tại Sub Sahara Africa.
Lợi ích về mặt môi trường kết hợp với cây biotech đã và đang làm giảm các khí phát sinh do hiệu ứng nhà kính. Riêng trong năm 2007, lượng carbon dioxide giảm 14,2 tỷ kg, tương đương với lượng khí thãi ra từ 6,3 triệu chiếc xe hơi đang chạy trên đường. Xem chi tiết http://www.bic.searca.org/e-news/index.html (13-February-2009 Reuters via Agbios) http://www.agbios.com/static/news/NEWSID_10435.php
(GS.TS. Bùi Chí Bửu)
Đăng chuyển từ Hoàng Kim Số lần xem trang : 15553 Nhập ngày : 18-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Cây chạy trốn biến đổi khí hậu(20-02-2009) Vịt chạy đồng và lúa vụ 3 nên hay không?(14-01-2009) GS.TS. Võ-Tòng Xuân(09-01-2009)
|