Trang chủ NLU | TTTH |
Trang nhất |
Sơ đồ trang |
TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC -
NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Cây sen có giá trị văn hóa tinh thần và kinh tế rất đa dạng, một tiềm năng chưa được đánh thức, Lễ hội chủ đề "Hồn Sen" tại tỉnh Đồng Tháp với chuỗi các sự kiện nhân dịp Quốc khánh nước ta nhằm vực dậy ngành hàng sen Đồng Tháp, sen Việt Nam. Tôi có tham dự vào sự kiện Hội thảo "Lợi thế, tiềm phát triển sen Đồng Tháp với bài "Tiềm năng và giải pháp phát triển sen Đồng Tháp" lưu lại và chia sẻ cùng bạn.
Các nhà nghiên cứu nông nghiệp Nga vừa phát hiện ra phương pháp trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser, thay thế việc sử dụng các loại phân bón hóa học vốn độc hại và tốn kém được áp dụng từ trước tới nay trong nông nghiệp. Đây là một tin vui cho không riêng cho nông dân Nga, mà cho cả nhân loại trên hành tinh, nếu sớm thành hiện thực.
Dưới sự hỗ trợ của chính quyền Đài Loan, Trạm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp huyện Hoa Liên đã phát triển thành công gạo có màu sắc khác so với gạo thông thường hiện nay, vốn chủ yếu có màu trắng.
Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), có trụ sở ở Philippines, cho biết các nhà khoa học của viện này đã phát triển thành công giống lúa siêu chịu mặn, có thể giúp người nông dân trồng lúa tại các khu vực duyên hải đang bị bỏ hoang do sự xâm lấn của nước biển.
Những loài cây phát triển nhanh như các cây bạch dương và các cây liễu là những “ứng viên” cây nhiên liệu sinh học sáng giá. Các nhà khoa học dự đoán có thể chiết xuất từ những loài cây này nguồn ethanol cenllulo và nhiên liệu sinh học có năng lượng cao.
"Cuộc chiến" giữa con người với giới tự nhiên ngày một găy gắt, câu chuyện nước Anh tuyên chuyến với "mấm sát thủ" để bảo vệ cây tần bì là một điển hình mà con người phải suy nghĩ để sống thân thiện với môi trường và nâng niu bầu sinh quyển.
Tổ chức môi trường Hòa bình xanh Đông Á - Greenpeace East Asia vừa cáo buộc, một nghiên cứu do Mỹ hậu thuẫn đã thử nghiệm gạo biến đổi gene Golden Rice (gạo hạt vàng) trên 24 trẻ em Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này.
Nhật báo Ngôi sao (The Star) của Nam Phi ngày 13/7 đưa tin các nhà khoa học Uganda đã đưa công nghệ sinh học tiến xa thêm một bước khi cấy ghép thành công loại chuối giàu vitamin A và sắt, gấp khoảng 4 lần so với chuối tự nhiên.
Lần đầu tiên, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã giải mã thành công bộ gene cà chua, mở đường cho nghiên cứu các biện pháp nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, tạo mùi vị hấp dẫn hơn cũng như kéo dài vòng đời của loại cây này.
Pháp hôm qua yêu cầu các cơ quan quản lý nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) ngừng cấp phép sử dụng một giống ngô biến đổi gene của Monsanto do chúng gây tác động xấu tới môi trường.
Các nhà khoa học Nga đã làm hồi sinh một loài hoa sống ở kỷ băng hà bằng hạt giống 30.000 năm tuổi của nó được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu tại Siberia.
Hàng triệu người đang bị đe dọa do các sông băng ở dãy Himalaya tan nhanh là cảnh báo của các nhà khoa học tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc đang diễn ra ở Durban, Nam Phi.
Các nhà khoa học Hà Lan vừa tạo ra biến thể của virus cúm gia cầm với độc lực cực mạnh, có thể khiến hàng triệu người thiệt mạng cùng lúc. Thật là nguy hiểm!
Một rừng sâm quý Ngọc Linh 140 ha được ươm trồng “bí mật” trong suốt 13 năm qua hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên giữa rừng già nguyên sinh vừa được công bố. Một tin vui về loài thực vật được xếp đầu bảng trong Sách đỏ thực vật Việt Nam (1994).
Trên số mới nhất của Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS), một nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện lúa gạo có thể đã xuất hiện lần đầu vào khoảng 9.000 năm trước ở thung lũng sông Dương Tử của Trung Quốc theo kết quả một nghiên cứu về lịch sử tiến hóa hàng ngàn năm thông qua phân tích trình tự gen lúa gạo ở quy mô lớn.
Đặc tính làm việc theo nhóm của kiến chỉ có thể nhận ra khi bạn quan sát các con kiến trên một bình diện cả nhóm, cả ổ kiến chứ bạn hoàn toàn không thể tiên đoán được điều gì khi bạn chỉ quan sát một cá thể kiến.
Trẻ em sơ sinh có thể ăn sữa mẹ được sản sinh từ bò sữa sau khi các nhà khoa học thuộc trường đại học Nông nghiệp Trung Quốc tạo ra thành công một giống bò biến đổi gen mới có thể cho sữa giống như sữa người.
Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đổi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam, bài viết giới thiệu về một nữ khoa học gia đam mê với nghiên cứu cây tre Việt Nam.
Mùa mưa bão "giá" bà con ven biển miền Trung quê tôi có được những chiếc robot cứu hộ này thì đở bớt cảnh lầm than cho nhiều hộ gia đình ngư dân sống ven biển.
Lào Cai đã du nhập giống lê Tainung (Trung Quốc) và trồng thử nghiệm tại Bắc Hà từ năm 2002. Năm 2008 đến nay, giống lê này được trồng nhân rộng ra các huyện Sa Pa, Bát Xát, Si Ma Cai và thành phố Lào Cai... và tỏ ra rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của các địa phương kể trên.
Hơn một nửa trong tổng số 5 triệu hồ nước trên toàn thế giới đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt và biến mất. Nhiều hồ nước lớn vài thập kỷ trước nay sắp thành hoang mạc.
Sau khi hăm hở trồng cây Jatropha nhằm phát triển nhiên liệu sinh học, nhiều đơn vị đã thất vọng khi nhận thấy loại cây này không hiệu quả như giới thiệu.
Hạt lúa 3.000 năm tiếp tục được nghiên cứu, tuổi đích thực của nó sẽ được gửi mẫu ra nước ngoài xác định, chúng ta tiếp tục mong chờ kết quả đáng kinh ngạc này.
Trời sáng, vợ anh Cảnh xuống bếp nấu cơm cũng chết điếng người khi lũ rắn thò đầu ra đống củi, mái bếp, tất cả khoảng vài chục con bò, trườn, quấn, vặn trên nền bếp, đống củi.
Theo các nhà khoa học, Sao Hỏa có thể cung cấp sự sống cho con người. Tuy nhiên cũng như con người phải ăn thì mới tồn tại được, vì thế muốn tồn tại trên Sao Hỏa, việc đầu tiên cần phải giải quyết đó là vấn đề thực phẩm, tức là phải đảm bảo sản xuất được số lượng rau quả lớn.
Nhờ công nghệ biến đổi gene, loài cây vốn gây nhiều vấn đề sức khỏe đối với con người có thể trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu sinh học cho các động cơ.
(Mard-24/3/2010): Theo báo cáo mới nhất của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến lúa đông xuân 2009-2010 các tỉnh ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Bến Tre là 620.000 ha/1.545.000 ha, chiếm 40% diện tích toàn vùng.
(Mard-22/3/2010): Trong khuôn khổ của lễ hội Quả điều vàng Việt Nam-Bình Phước, sáng 21/3, tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo về Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam đến năm 2020, nhằm đánh giá lại thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ điều ở Việt Nam trong thời gian qua và định hướng phát triển bền vững ngành điều trong nước thời gian tới.
Sách Đỏ châu Âu vừa lên tiếng cảnh báo về sự suy giảm đáng kể các loài bướm, bọ cánh cứng và chuồn chuồn tại châu Âu, đồng thời kêu gọi các nước hành động khẩn cấp để cứu chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Ngày 04/03/2010, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) tổ chức Hội nghị “Cây trồng biến đổi gen trên thế giới năm 2009 : Hiện trạng, tác động và triển vọng”. Tham dự Hội nghị có GS. TS Võ Tòng Xuân, TS Clive James - Chủ tịch ISAAA, các lãnh đạo từ các Cục, Vụ, Viện.... thuộc Bộ NN & PTNT và một số ban ngành có liên quan khác.
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một sự thật hiện hữu, hậu quả của nó tác động đến sản xuất nông nghiệp là nghiêm trọng chưa dự báo được, cây ngón biển là một phát hiện mới của ngành nông nghiệp thế giới, mở ra một triển vọng cho sản xuất nông nghiệp vùng ngập mặn hoặc khô hạn do tác động của biến đổi khí hậu. Mời bạn tham khảo.
Rừng là môi trường sống của bao sinh vật, giữ nước đầu nguồn chống lụt, giữ carbon, lá phổi tạo nguồn oxygen, nguồn nguyên liệu đa dạng sinh học phong phú cung cấp những thực vật có giá trị trong y học và bao dịch vụ có ích khác cho con người. Không những thế rừng còn chứa đựng nhiều bất ngờ khác cho ta những dữ kiện thông tin quý báu. Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là một thí dụ tiêu biểu.
Nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM) ngày 8/2 thông báo đã bào chế thành công một loại thuốc trừ sâu sinh học từ ớt, tỏi, hành và nhiều loại gia vị sẵn có tại quốc gia Trung Mỹ này.
Đó là kết quả của đề tài khoa học “Tạo cây ghép giữa cà chua và khoai tây” mà kỹ sư công nghệ sinh học Nguyễn Thị Trang Nhã (SN 1987, vừa tốt nghiệp thủ khoa Trường đại học Nông lâm TP.HCM) thực hiện trong suốt hai năm qua.
Các nhà khoa học Italy thông báo, họ sắp thành công trong việc tái sinh một giống bò lớn đã từng sống ở châu Âu trong hàng nghìn năm, nhưng đã tuyệt chủng từ thế kỷ 17.
Thực vật có chức năng điều chỉnh trạng thái sinh trưởng theo sự biến đổi nhiệt độ bốn mùa, vậy chúng dựa vào cái gì để nhận biết được sự biến đổi nhiệt độ của thế giới bên ngoài?
TTO - Hôm nay 11-1, Liên hiệp quốc (LHQ) phát động 2010 là Năm Quốc tế đa dạng sinh học, cảnh báo sự biến mất của nhiều loài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và hạnh phúc của con người trên toàn thế giới.
Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge (Anh) phát hiện, châu chấu định vị chính xác từng bước đi là dựa vào thị giác chứ không phải là cảm giác.
Trung tâm dinh dưỡng thực vật thuộc Đại học Giessen, Đức tuyên bố vừa nuôi cấy thành công giống ngô mới cho năng suất cao đồng thời có khả năng chống chịu mặn rất tốt.
Thần đồng Alia Sabur, người Mỹ trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất thế giới khi mới 19 tuổi. Trong khi các bạn khác rời trường mầm non thì cô đã học hết cấp 1.
Agroviet-7/12/2009): Các nhà khoa học Canada cho biết họ đang phát triển một loại que thử giá rẻ có thể nhanh chóng phát hiện 1 lượng nhỏ thuốc trừ sâu còn sót lại trên thực phẩm và đồ uống.
Sau 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học bang Queensland (Úc) vừa cho ra đời giống táo có thể giữ được độ tươi ngon trong suốt mấy tháng liền. “Giống táo ngon nhất thế giới” này dự kiến sẽ có mặt trong siêu thị vào năm tới.
Các nhà hóa học thuộc Đại học Liên bang Minas Gerais của Brazil vừa tuyên bố phát minh một phương pháp mới hấp thụ khí thải CO2 từ các cơ sở công nghiệp bằng cách lắp đặt các hạt lọc bằng sứ vào ống khói của các nhà máy.
Bò, dê, ngựa… ăn cây cỏ là chuyện thường, nhưng cây ăn thịt là một sự lạ, đã có lâu nhưng vẫn luôn là sự hào hứng đối với những người yêu thích cây cảnh. Có ở VN từ hơn 10 năm trước, nhưng khoảng 1, 2 năm gần đây, các loài cây ăn thịt mới được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích.
Quả táo có hai màu, một nửa màu này, một nửa màu kia tưởng chừng chỉ có trong truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn vậy mà nó lại xuất hiện ở đời thực, với hai màu xanh và đỏ.
Các nhà khoa học Ấn Độ đã lai tạo thành công giống lúa mới, có thể mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu người ở nước này. Vì gạo của giống lúa đặc biệt này không cần nấu mà chỉ cần ngâm nước là có thể ăn.
Khoảng năm 2015, những sản phẩm từ ngô, đậu nành… biến đổi gen cho năng suất cao hơn sẽ được trồng đại trà và sau đó xuất hiện trong siêu thị, chợ, bữa ăn của từng gia đình Việt Nam.
(Agroviet-17/9/2009): Theo một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học thuộc Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ, châu chấu có thể truyền virus cho gia súc, ngựa và các loài động vật có móng khác.
Nguồn nhiên liệu dầu mỏ là hữu hạn, trước nhu cầu ngày càng tăng năng lượng hóa thạch, các nhà khoa học vẫn miệt mài tìm kiếm các nguồn năng lượng mới. Nghiên cứu điện từ nước biển là một phát minh mới, gần đây nghiên cứu sản xuất nhiên liệu diesel từ nấm là một giải pháp khả thi đang được các nhà khoa học Mỹ quan tâm.
Nhiều loại giống cây trồng quý ở Việt Nam đã và đang trong tình trạng xói mòn nghiêm trọng, nhất là giống cây trồng bản địa tại các khu vực miền núi, vùng sâu. Sự mất mát này là thiệt hại lớn cho chương trình nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng ở nước ta. Hệ thống giống nông hộ: Hiện trạng và giải pháp giúp bạn hiểu thêm về những thông tin tài nguyên di truyền ngày càng bị xói mòn ở nông hộ nước ta.
(Agroviet-10/9/2009): Một nhóm các nhà khoa học đến từ Anh, Mỹ, Hawai và Papua Niu Ghinê đã phát hiện hơn 40 loài mới khi họ có chuyến thám hiểm tại miệng núi lửa Mount Bosavi. Tại đây có một cánh rừng nguyên sơ với sự sống tách biệt với thế giới bên ngoài kể từ khi núi lửa này phun trào cách đây 200 nghìn năm.
Loài hoa sống ký sinh tên là Striga hay còn gọi là “cỏ phù thủy” tấn công phần rễ của những cây chủ, chúng hút nước và protein của cây khiến cây không thể phát triển và ra hoa kết trái. (Agroviet-9/9/2009).
Để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hoá thạch, người ta phải tìm mọi cách để có được nguồn năng lượng thay thế. GS Doriano Brogioli đề xuất (và đã được cấp bằng phát minh) một phương pháp mới, đơn giản đến bất ngờ và rất rẻ để tạo ra điện từ nước mặn và nước ngọt.
(Agroviet-3/9/2009): Một nghiên cứu đã dự báo 3 loại hoa màu quan trọng nhất của Mỹ bao gồm ngô, đậu tương và bông sẽ có một vụ mùa thất thu nếu nhiệt độ tiếp tục tăng.
Cải thiện công tác dự báo thời tiết và dự báo dài hạn các hiện tượng thời tiết bất thường, đặc biệt nhằm giúp các nước nghèo trong sản xuất nông nghiệp, là chủ đề thảo luận của Hội nghị quốc tế về khí hậu, diễn ra tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) từ ngày 31/8 đến 4/9(Agroviet-3/9/2009)
Một nghiên cứu của Italia cho thấy các hoạt động hỗ trợ các nước đang phát triển thích nghi với biến đổi khí hậu như lũ lụt và nắng nóng bất thường có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế lớn hơn là tập trung vào việc cắt giảm khí nhà kính.
(Agroviet-26/8/2009): Singapore đã phát triển công nghệ lẫy mẫu DNA của cây và xây dựng cơ sở dữ liệu về phần này. Mục đích nhằm chống tình trạng khai thác gỗ lậu thông qua việc chứng minh được xuất xứ của các sản phẩm làm từ gỗ.
Nếu nước ta làm được thì tình trạng lâm tặc có giảm không bạn?
Nhìn tấm hình này bạn sẽ nghĩ nó được lấy từ một bộ phim hoạt hình hoặc được tạo thành nhờ kỹ xảo vi tính. Hoàn toàn không, đây không phải là một sản phẩm của công nghệ đồ họa, không phải là một hình ảnh trong mơ cũng không phải một bí ẩn siêu nhiên. Đây là những hình ảnh có thật khi bạn nhìn từ trên cao xuống nhiều cánh đồng Nhật Bản ngày nay.
(Agroviet-21/8/2009): Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra gien giúp lúa có thể chống chịu được ngập lụt. Phát hiện này tạo hi vọng tăng sản lượng lúa tại các vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của lụt lội.
Trong cộng đồng người Việt tại Pháp có hai nhà khoa học nổi tiếng cùng sinh ra trong một gia đình. Đó là ông Nguyễn Quang Riệu, nhà thiên văn học, và ông Nguyễn Quý Đạo, nhà hóa học. Cả hai đều là tiến sĩ, Giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), đã từng có những công trình khoa học được giới chuyên môn đánh giá cao và có nhiều đóng góp cho cả Pháp và Việt Nam.
Các nhà khoa học vừa tìm thấy một hợp chất cơ bản của sự sống trong bụi thiên thạch. Đây là bằng chứng mới nhất về khả năng sinh vật sống tồn tại bên ngoài trái đất.
Những con thuyền tạo mây ở vùng biển Thái Bình Dương sẽ là một giải pháp hiệu quả khắc phục hiện tượng nóng lên toàn cầu, một ý tưởng khá độc đáo và rẻ tiền, bạn đọc xem.
Một nghiên cứu khá thú vị hướng đến nền nông nghiệp an toàn của nhóm nhà khoa học Thuỵ Sĩ, bằng cách cấy thêm gene, vừa qua họ đã tạo ra loại ngô có khả năng tiết ra hoá chất để diệt sâu khi chúng gặm rễ.
(Agroviet-10/8/2009): Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho biết ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người có nguồn gốc từ loài tinh tinh. Các nhà khoa học cho biết phát hiện này sẽ giúp cho việc điều trị căn bệnh sốt rét.
Từ lâu người ta đã biết bộ rễ cây cỏ có khả năng làm sạch nước, nhưng việc sản xuất các bè cỏ thả nổi trên dòng nước để cứu ao hồ hay con kinh, con rạch và các đoạn sông ô nhiễm là kỹ thuật mới, được các công ty môi trường áp dụng gần đây
Trong cuộc sống thường nhật, có những kỹ năng khi đạt được rồi chúng ta không thể nào quên được, ví dụ như đi xe đạp, xe honda, dùng đũa để ăn, trượt tuyết, .v.v... Một nghiên cứu quốc tế đăng trên tạp chí Nature Neuroscience số tháng 7, đã phát hiện ra một loại tế bào thần kinh quan trọng trong não bộ có chức năng kiểm soát những kĩ năng chuyên biệt này.
Một nhà sinh học hàng đầu của Mỹ khẳng định, 2/3 số loài động vật và thực vật trên trái đất đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngay trong thế kỷ này gồm nhiều loài mà con người chưa từng biết.
Trò chuyện là một trong những cách giúp thực vật phát triển nhanh. Một nghiên cứu gần đây chứng minh rằng giọng của phái đẹp khiến cây cối tăng trưởng nhanh hơn so với giọng đàn ông. Giọng nữ càng êm ái cây càng lớn nhanh.
Điều chúng tôi có thể nói ở đây là sự thay đổi xảy ra sẽ tiềm tàng trong nó mối nguy hiểm và sẽ thật sự khó khăn cho chúng ta để tìm ra hướng giải quyết.
Dân số thế giới tiếp tục tăng lên từng ngày nhưng tình trạng thiếu đất sản xuất lương thực khó có thể xảy ra, bởi nhân loại vẫn còn hàng tỷ hecta đất chưa được khai thác tại châu lục đen.
Tình trạng ấm lên của địa cầu đang buộc hàng trăm triệu người rời bỏ nơi sinh sống của họ. Nếu tình hình đó tiếp diễn, chúng ta sẽ phải chứng kiến những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Giả thuyết rằng biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng tới tốc độ gió đang ngày được minh chứng, sự suy giảm tốc độ gió do các nhà khoa học Mỹ ghi nhận đã làm sáng tỏ thêm giả thuyết.
Tại bãi chôn lấp Gò Cát (TPHCM), mặc dù đã có 2 trạm xử lý nước rỉ rác đang hoạt động là trạm xử lý theo công nghệ Hà Lan và trạm xử lý của Công ty Seen VN nhưng công suất hoạt động không ổn định. Hằng năm, cứ vào mùa mưa, lượng nước rỉ rác bị thừa do không xử lý kịp lên tới hàng trăm mét khối/ngày.
Các nhà nghiên cứu thuộc Liên minh châu Âu vừa phát triển một loại robot đặc biệt, có khả năng đọc được ý nghĩ và đoán trước những nhu cầu của con người để có hành động hỗ trợ.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc hôm nay cho hay họ đã tạo ra được tế bào gốc từ lợn, một thành tựu đột phá có thể giúp mở ra những con đường mới chữa trị bệnh tật ở người.
55 con cá voi dạt lên bãi biển Kommitjie từ ngày 31/5. Cảnh sát buộc phải bắn chết 44 con sau khi nỗ lực của vài trăm người tình nguyện không thể giúp chúng trở lại đại dương. Vì thế đó là cách duy nhất để chúng thoát khỏi sự đau đơn dai dẳng. Thật thương tâm!
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, hiện ở một số tỉnh phía Bắc đang xuất hiện loài rầy lạ hại lúa có tên khoa học là Laodelphax striatellus (hay còn gọi là rầy xám). Đây là loại rầy từng được phát hiện tại Trung Quốc, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a... và lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Loại rầy này ký chủ ngay trên bông lúa khiến hạt lúa bị đen, lá cháy thành sọc đen. Hiện rầy xám đã xuất hiện với mật độ cao tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Phú Thọ, ...
Mưa cuối tháng 4 đầu tháng 5 bất thường và ảnh hưởng bão số 1 đã gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân tỉnh vốn khô hạn nhất nước. Nhóm nghiên cứu chúng tôi lên huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận định triển khai thí nghiệm hệ thống cây trồng mới, nhưng mưa tầm tã không xuống giống được phải về lại Sài Gòn, nay đọc được tin bà con trồng lúa, nho và diêm dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng do mưa trái mùa, không khỏi bùi ngùi. Xin upload bài chia sẻ cùng bạn và bà con Ninh Thuận.
Ô nhiễm ở hành tinh xanh nhiều quốc gia quan tâm đối phó, còn ô nhiễm trên quỹ đạo do con người "xả rác" trong quá trình chinh phục vũ trụ vẫn còn bỏ ngõ?
Phải dùng đòn bẩy công nghệ cao, thừa lương thực thiếu thức ăn chăn nuôi, không chạm đến đất có cấu tượng và lối đi nào cho nông nghiệp nông thôn, nông dân là những nội dung chính của bài viết.
Theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg “Ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư: Một trong những tiêu chuẩn xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư là có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.
Sau đây là ý kiến của TS. Nguyễn Ngọc Châu, mời bạn cùng đọc
Nhu cầu ngày càng cao về những nghiên cứu tạo ra kỹ thuật mới, cải tiến giống cho hạt, những thích ứng trước thay đổi khí hậu, chiến thắng bệnh tật, côn trùng để tạo ra lương thực thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn. Thế giới cần phải có một làn sóng cách mạng xanh mới.
Các nhà khoa học khẳng định quá trình tiến hóa của nhân loại chưa dừng lại vì gene của chúng ta đang phản ứng với những thay đổi từ môi trường bên ngoài.
Dựa vào quy luật phát triển tự nhiên về chiều cao và chu vi của cây, cậu học sinh lớp 9 người Ukraina tên là Alexay Streliaev đã nghĩ ra cách để có thể lấy điện năng từ chính quy luật phát triển này.
Một thành phố cảng ở phía bắc Đan Mạch quyết tâm trở thành nơi đầu tiên trên thế giới không sử dụng xăng, dầu, than đá và các dạng nhiên liệu hóa thạch khác trong 7 năm tới.
Bộ NN & PTNT đã khẳng định "Cây điều nước ta đã được xác định là một trong những cây kinh tế chủ lực của nông nghiệp, sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao" (Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng, 6/3/2009). Định hướng đến năm 2010, diện tích trồng điều trong cả nước đạt 450.000 ha; năng suất bình quân 14 tạ/ha; sản lượng hạt điều thô đạt 500.000 tấn, nhân điều đạt 140.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 670 triệu USD. Đến năm 2020, diện tích trồng điều ổn định khoảng 400.000 ha, kim ngạch xuất khẩu đạt 820 triệu USD. Để thúc đẩy ngành điều phát triển, một số giải pháp vĩ mô sẽ được đề ra để vực dậy và thúc đẩy ngành điều Việt Nam. Xem tiếp
Mía chín tập trung gây ra nhiều công việc khó khăn. Về phia nhà máy, dù đã mở hết công suất cũng không sử dụng hết nguyên liệu nông dân nhập về mỗi ngày, nhưng sau 3 tháng hoạt động thì hết nguyên liệu, nhà máy đóng cửa, công nhân mất việc. Về phía nông dân, thiếu công lao động, thu nhập thấp, bị nhiều dịch vụ trung gian ép giá, giá mía không cao và cuối cùng thu nhập bình quân năm thấp. Nhiều hệ lụy khác kéo theo cho ngành mía đường, .v.v...
Nghiên cứu tìm ra bộ giống mía rải vụ là cấp thiết, song còn nhiều khó khăn. Nghiên cứu “Tuyển chọn giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu mía chín rải vụ cho vùng mía tỉnh Sóc Trăng” của Nguyễn Văn Dự và Phạm Văn Hiền (2008) là một đóng góp nhỏ cho người trồng mía ở Sóc Trăng.
Hình chụp ruộng mía cháy ở Tây Ninh ngày 22/2/2009. Ai đốt cháy ruộng mía vậy? Chúng tôi hỏi người nông dân chủ ruộng mía, "tôi đốt", người nông dân thản nhiên trả lời. Như vậy, chính nông dân đốt cháy ruộng mía, tại sao họ lại đốt ruộng mía của mình? Câu trả lời là một bài toán khó cho những nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp và chính nông dân.
Cây trong tự nhiên đã sinh trưởng, phát triển theo mùa vụ dưới tác động của thời tiết, khí hậu; chúng ta có thể xem xét tốc độ tăng trưởng thông qua đo chiều dài các đốt cành tăng trưởng/năm hay lớp vòng vanh thân/năm khi cắt ngang thân gỗ. Điều này gợi mở hướng nhiên cứu sâu, đánh giá sự biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua nghiên cứu các vòng thân của cây cổ thụ trong rừng tự nhiên.
Một trong những hướng nghiên cứu nông nghiệp bền vững là nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp. Tuy còn nhiều trường phái và quốc gia không đồng tình với cây trồng chuyển nạp gen (cây biotech), song thực tiễn cho thấy cây biotech có vai trò to lớn trong tính bền vững của nền nông nghiệp, như: Cây biotech nhanh chóng đạt được sản lượng cao, an toàn lương thực quốc gia, bảo tồn sự đa dạng tài nguyên di truyền, an toàn môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế và được nông dân nhiều quốc gia áp dụng.
Nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu là bài toán khó cho nhà nông và là câu hỏi làm đau đầu nhiều khoa học gia, nhưng việc tăng vụ lúa ở những nơi những lúc có điều kiện, bằng những giống rất ngắn ngày như làm 3 vụ lúa, cùng với nuôi vịt chạy đồng sẽ trở thành hai trong những biện pháp nông nghiệp thích nghi hữu hiệu: né lũ và sống chung với lũ. Hãy chia sẻ thông tin qua bài này và cùng suy ngẫm với GS. Luật
Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền.
Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học.
Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM.
Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận.
Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn
Mobi: 0913464989