ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hỏi: Vào mùa mưa, cây chanh ở chỗ chúng tôi thường mắc chứng bệnh sau: Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ sần sùi, màu nâu nhạt, mọc nhô cao lên khỏi bề mặt lá, xung quanh có quầng màu vàng, nếu bị nặng có thể làm cho lá khô, rụng sớm. Trên các cành bánh tẻ cũng bị các vết đốm trên làm cho cành sần sùi. Xin cho biết đó là bệnh gì? Cách phòng trị?
Đào Văn Hưởng và một số nhà vườn ở Long Thành (Đồng Nai). Trả Lời: Qua mô tả, chúng tôi cho rằng, cây chanh ở chỗ các bạn đã bị bệnh loét gây hại, bệnh này do vi khuẩn Xanthomonas Campestric pv. Citri gây ra.
Vào mùa mưa, do ẩm độ cao nên bệnh phát triển và gây hại nhiều hơn. Vi khuẩn thường tấn công gây hại trên các bộ phận non của cây như lá, cành non và cả trên vỏ trái. Vi khuẩn xâm nhập vào trong cây qua các khí khổng hoặc những vết thương cơ giới do cắt tỉa hoặc do côn trùng chích hút.
Khi đã xâm nhập vào bên trong cây chanh, vi khuẩn sinh sản rất nhanh trong các tổ chức mô cây, lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ sũng nước, màu xanh tối, rồi chuyển dần sang vàng nâu, dần dần tạo thành các vết loét sần sùi màu nâu nhạt, mọc nhô lên khỏi mặt lá, cành non...
Nếu bị hại nặng, có thể làm cho lá bị vàng, rụng sớm khiến cây còi cọc, suy yếu. Cành có thể bị khô và chết (từ chỗ bị bệnh trở lên). Đây là bệnh nguy hiểm trên cây có múi, nên nhiều nước coi là đối tượng thuộc diện kiểm dịch thực vật trong việc nhập giống và trái thương phẩm.
Khi cây đã bị bệnh thì rất khó chữa trị, vì thế các bạn cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm như:
- Không chiết nhánh ở những cây bị bệnh, không trồng cây con đã bị nhiễm bệnh.
- Thiết kế liếp trồng hình mai rùa thoát nước tốt trong mùa mưa để hạn chế ẩm độ trong vườn.
- Không nên trồng quá dày, để vườn luôn thông thoáng.
- Bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nên bón thêm phân hữu cơ hoai mục để tăng sức chống đỡ bệnh cho cây. Khi cây đã bị bệnh nên bón thêm kali.
- Thường xuyên vệ sinh vườn bằng cách cắt bỏ và thu gom những cành, lá, trái bị bệnh đem tiêu hủy.
- Khi cây chanh đã bị bệnh, tránh tưới nước theo kiểu phun mưa để hạn chế bệnh lây lan từ tầng trên xuống tầng dưới của cây.
- Ở những vườn thường bị bệnh gây hại, dùng một trong những loại thuốc như: Copper-B 75WP, Copper-zinc 85WP, Tilt super 300EC, Champion 77WP, Vidoc 80BTN, Starner 20WP, COC 85WP, Kocide 61,4DF, Kasuran 47WP...; phun xịt lúc cây phát triển lá non. Từ khi cây đậu trái đến khi thu hoạch, định kì 2 tuần phun một lần.
Với những vườn đang bị hại nhiều có thể dùng Kasuran 47WP, Kasumin 2L... phun trị bệnh.
Số lần xem trang : 15313 Nhập ngày : 19-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : 23-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA LAI TH3-3 (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009) SINH SẢN NHÂN TẠO THÀNH CÔNG CHO CÁ NGỰA GAI (Báo KTNT - Số ra ngày 26/2/2009) (26-02-2009) MIỀN TRUNG GIEO MẠ CHO MIỀN BẮC CẤY: Ý TƯỞNG MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009) TRỊ BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY THANH LONG (Báo KTNT - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009) GIÁ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN PHỤC HỒI (Báo KTNT - Số ra ngày 24/2/2009) (25-02-2009) KINH NGHIỆM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo KTNT - Số ra ngày 23/2/2009) (25-02-2009) BỆNH BẠI LIỆT Ở HEO NÁI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (19-02-2009) BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG NÔNG DÂN SẢN XUẤT GIỎI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (19-02-2009) NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ MANG LẠI NÔNG SẢN SẠCH (Báo KTNT - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) KHÓC NHƯ NÔNG DÂN… ĐƯỢC MÙA RAU (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|