ThS. ĐỖ THỊ LỢI Đợt rét đậm, rét hại hồi đầu năm 2008 đã làm 200.000ha lúa và 17.800ha mạ tại các tỉnh phía Bắc bị chết, lượng lúa giống bị thiệt hại ước tính 35.000 tấn. Trước tình hình đó, vụ đông xuân 2009, ông Bùi Thế Viêm, kỹ sư nông - lâm nghiệp đã phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và một số địa phương triển khai thực hiện ý tưởng: gieo mạ ở miền Trung rồi đưa ra cấy ở miền Bắc...
Chủ nhân của ý tưởng, ông Bùi Thế Viêm, kỹ sư nông – lâm nghiệp đã về hưu, hiện đang làm việc cho Công ty cổ phần Lá Xanh TP. Hồ Chí Minh (Chi nhánh tại Hà Nội) cho biết: “Chuyện có một không hai này xuất phát từ thực tế ở miền Bắc, vụ lúa xuân thường bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại khiến cây mạ, cây lúa phát triển chậm, chất lượng mạ kém, dễ ảnh hưởng đến năng suất. Chúng tôi đã ký hợp đồng với ông Nguyễn Văn Phấn, Trưởng thôn Ngọc Kinh Tây, xã Đại Đồng (Đại Lộc – Quảng Nam) gieo 20kg lúa giống Khang Dân và phối hợp với ông Trương Quang Nhàn, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ tổng hợp Mai Đình (Sóc Sơn – Hà Nội) để cấy thử nghiệm”. Theo ông Viêm, thời tiết ở Quảng Nam lúc đó không chênh lệch nhiều so với miền Bắc nhưng ấm hơn. Mạ phát triển tốt, đảm bảo chất lượng để chuyển ra miền Bắc xuống đồng.
Sau khi gieo 27 ngày, số mạ trên được chuyển ra Sóc Sơn và giao cho bà con HTX Mai Đình cấy đồng loạt. Toàn bộ chi phí về giống, vận chuyển, công lao động được Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang tài trợ theo chương trình “Cùng nông dân ra đồng”. ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng giám đốc Công ty cho biết: “Đây là ý tưởng độc đáo. Chúng tôi hy vọng mô hình sẽ được mở rộng để bà con các tỉnh phía Bắc không phải lo thiếu mạ cấy”.
Có mặt tại Quảng Nam trong ngày nhổ mạ chuyển ra miền Bắc, ông Viêm vui mừng cho biết: “Mạ rất xanh tốt, như vậy nông dân miền Bắc có thể chủ động được mạ giống cho vụ lúa đông xuân. Việc này nếu được triển khai đại trà, sẽ tận dụng được diện tích đất nông nghiệp bỏ trống trong mùa khô ở Quảng Nam; lại sử dụng được diện tích đất gieo mạ ở các tỉnh phía Bắc để trồng rau màu”. ông Trương Quang Nhàn bày tỏ: “Sau những tổn thất nặng nề do đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008 khiến bà con không thể cấy đúng thời vụ, được tiếp xúc với ý tưởng mang lúa giống vào miền Trung gieo mạ sau đó nhổ mạ mang về miền Bắc cấy, chúng tôi rất vui. Chúng tôi đã báo cáo với UBND xã và quyết định làm thí điểm, so sánh kết quả để có cơ sở mở rộng trong những năm sau”.
Hiện, sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc đóng góp tới 35% tổng sản lượng lúa cả nước, trong đó vụ đông xuân là vụ sản xuất chính. Nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta tìm ra cách khắc phục những đợt gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến việc canh tác. Quan trọng là từ ý tưởng này, bà con có thể chủ động nguồn giống, tạo cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanh, góp phần đưa việc trồng lúa ở miền Bắc hướng tới chuyên nghiệp.
Khắc Quang Số lần xem trang : 15203 Nhập ngày : 25-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA LAI TH3-3 (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009) SINH SẢN NHÂN TẠO THÀNH CÔNG CHO CÁ NGỰA GAI (Báo KTNT - Số ra ngày 26/2/2009) (26-02-2009) TRỊ BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY THANH LONG (Báo KTNT - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009) GIÁ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN PHỤC HỒI (Báo KTNT - Số ra ngày 24/2/2009) (25-02-2009) KINH NGHIỆM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo KTNT - Số ra ngày 23/2/2009) (25-02-2009) BỆNH BẠI LIỆT Ở HEO NÁI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (19-02-2009) CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH LOÉT HẠI CÂY CHANH (Báo KTNT - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG NÔNG DÂN SẢN XUẤT GIỎI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (19-02-2009) NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ MANG LẠI NÔNG SẢN SẠCH (Báo KTNT - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) KHÓC NHƯ NÔNG DÂN… ĐƯỢC MÙA RAU (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|