Phạm Văn Hiền
Kết quả tuyển chọn được giống C1324-74 và giống VĐ85-177. Đây là những giống mía thích hợp cho thu hoạch đầu và cuối vụ ở Sóc Trăng.
TÓM TẮT
Học viên: Nguyễn Văn Dự, Trồng trọt K2005-2008
HDKH: PGS.TS. Phạm Văn Hiền
Đề tài “Tuyển chọn giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu mía chín rải vụ cho vùng mía tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện tại Trại Giống cây trồng Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 3 năm 2008.
Thí nghiệm được tiến hành qua 2 bước, khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất. Khảo nghiệm cơ bản được thiết kế theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại, 7 công thức, mỗi công thức tương ứng một giống mía, diện tích ô thí nghiệm 48 – 50 m2;công thức đối chứng bao gồm giống ROC16 và QĐ11, đây là những giống mía chủ lực của vùng tương ứng nhóm chín sớm và chín trung bình muộn. Các giống ưu tú ở khảo nghiệm cơ bản được tiếp tục đánh giá qua khảo nghiệm sản xuất thiết kế theo kiểu thực nghiệm trong vụ tơ.
Kết quả tuyển chọn được giống C1324-74 và giống VĐ85-177. Đây là những giống mía thích hợp cho thu hoạch đầu và cuối vụ ở Sóc Trăng.
Giống C1324-74 có cây to trung bình và thẳng. Giống có nhiều ưu điểm như đẻ nhánh khỏe, sinh trưởng mạnh, đổ ngã và trỗ cờ ít (trỗ cờ dưới 10%), chống chịu sâu bệnh hại, khả năng lưu gốc tốt, tích lũy đường sớm (10 tháng tuổi đạt 12 CCS), hàm lượng đường cao (12 – 13,5 CCS), năng suất mía 129 – 134 tấn/ha (vượt đối chứng 18,5%), năng suất đường 16,9 – 17,5 tấn/ha (vượt đối chứng 25%).
Giống VĐ85-177 đặc trưng bởi thân to và thẳng, phù hợp với thị hiếu của người trồng mía, đổ ngã ít, chống chịu sâu, bệnh than và bệnh trắng lá, hàm lượng đường cao (12 – 13 CCS), chín trung bình muộn, năng suất mía 127 – 134 tấn/ha (vượt đối chứng 18,9%), năng suất đường 16,7 – 17,5 tấn/ha (vượt đối chứng 21,3%).
ABSTRACT
The thesis “Selection of sugarcane varieties with high yield and good quality to supplement varietals series for scattered harvest in Soc Trang province” was carried out at Long Phu Plant Breeding Farm, Soc Trang province from January 2006 to March 2008.
The experiments were conducted through 2 steps, basic testing and farm testing. Basic testing were in randomized completely block design (RCBD) with 3 replications, 7 treatments respective 7 sugarcane varieties, 48 – 50 m2 of plots; ROC16 and QĐ11 which were representative of main varieties in the region, and belonged early and late ripening respectively were used as the checks. Outstanding varieties of farm testing were continued to evaluate plant crop by means of large-scale tests with productional experiment design.
C1324-74 and VĐ85-177 selected were the results of the study. These were sugarcane varieties suitable for early and late harvest in Soc Trang region.
C1324-74 variety belonged medium and straight stalks. The variety had many strengths such as strong tillering, vigorous prolonging, slight falling and flowering (under 10% of flowering), borer and disease resistances, good rationing, early accumulation of sugar (12 CCS at 10 months of age), high sugar content (12 – 13.5 CCS), 129 – 134 tones/ha of cane yield (overcoming 18.5% compared to the check), 16.9 – 17.5 tones/ha of sugar yield (overcoming 25% compared to the control).
VĐ85-177 variety was characterized by thick and straight stalks appropriate to sugarcane growers’ predilection, slight falling, resistance to borer, smut and white leaf, high sugar content (12 – 13 CCS), late-medium ripening, 127 – 134 tones/ha of cane yield (overcoming 18.9% compared to the check), 16.7 – 17.5 tones/ha of sugar yield (outdoing 21.3% compared to the control).
Số lần xem trang : 15005 Nhập ngày : 05-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : 12-03-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Chia sẻ dạy & học Phuong phap luan NCKH(15-10-2017) Logic học(06-12-2015) Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ĐBSCL(15-09-2014) Những lỗi phổ biến trong trình bày bằng Powerpoint(17-04-2014) Phương pháp PRA(21-03-2011) Ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng toàn cầu lên nông nghiệp Việt Nam(08-12-2010) Lời khuyên cùng bạn(05-12-2010) Vài chú ý về Hệ sinh thái nông nghiệp-TT K2009 (11-11-2005) Seminar môn Hệ thống nông nghiệp - TT09(10-11-2005) Seminar các hệ thống canh tác vùng ĐBSCL(24-05-2010) Trang kế tiếp ... 1 2
|