Phạm Văn Hiền Kết quả nghiên cứu đề nghị áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác mới cho cây đậu xanh và mô hình luân canh lúa - đậu cho tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ.
TÓM TẮT
Học viên: Vũ Văn Thu, Trồng trọt K2004-2007
HDKH: PGS.TS. Phạm Văn Hiền
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất với những bất lợi của sản xuất 3 vụ lúa trong năm và nhu cầu đa dạng hóa cây trồng và nhằm tăng thu nhập cho nông hộ, đề tài “Đánh giá hệ thống canh tác lúa -đậu nành, lúa-đậu xanh và thí nghiệm thâm canh đậu nành, đậu xanh tại Ô Môn-Cần Thơ, Chợ Mới-An Giang và Lấp Vò-Đồng Tháp” được tiến hành từ tháng 5/2006 đến tháng 5/2007. Kết quả đề tài ghi nhận:
@ Thực trạng sản xuất tại các điểm nghiên cứu
* Trong sản xuất lúa các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng đồng bộ.
* Trong sản xuất đậu nành, đậu xanh:
- Sử dụng giống cũ, gieo trồng qua nhiều vụ, giống thoái hóa;
- Phân bón còn sử dụng nhiều, không cân đối;
- Mật độ gieo trồng chưa hợp lý trong thâm canh đậu xanh trên ruộng lúa;
- Chi phí sản xuất cao như chi phí phân bón, thuốc trừ sâu.
@ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trong thâm canh đậu nành, đậu xanh
- Những giống đậu nành cho năng suất cao, thích hợp trong vùng được khảo nghiệm và lựa chọn bao gồm MTĐ517-8 (2573kg/ha), MTĐ176 (2380,0kg/ha), OM25-20 (2233,3 kg/ha).
- Khoảng cách gieo trồng trên giống đậu xanh V87-13 được xác định phù hợp trong thâm canh đậu xanh trên ruộng trồng lúa vụ Xuân Hè là 30x30cm, 3cây/hốc, 40x20cm, 3cây/hốc.
- Ứng dụng vi sinh vật cố định đạm trong sản xuất đậu nành với mức phân bón được khuyến cáo 60-60-30 (N-P205-K20) kg/ha hoặc PR+VSV+30-60-30.
- Xác định mức phân N tối hảo trong thâm canh đậu xanh trên ruộng, mức phân bón thích hợp được ghi nhận là 60-60-30 (N-P205-K20) kg/ha.
@ Xây dựng mô hình
Mô hình luân canh lúa-đậu nành vụ Xuân Hè tại Ô Môn-Cần Thơ, Chợ Mới-An Giang, Lấp Vò-Đồng Tháp trên ruộng trồng lúa 3 vụ đã đem lại thu nhập cho nông hộ 17,58 trđ/ha, 15,28 trđ/ha, 13,87trđ/ha cao hơn so với lúa vụ Xuân Hè tương ứng: 7,86 trđ/ha, 9,73 trđ/ha, 9,48 trđ/ha.
Tổng thu nhập của hệ thống lúa-đậu nành-lúa cao hơn so với thu nhập của 3 vụ trồng lúa, lợi nhuận 28,24 trđ/ha (Cần Thơ), 28,76 trđ/ha (An Giang), 26,45 trđ/ha (Đồng Tháp) cao hơn so với lợi nhuận từ 3 vụ trồng lúa tại 3 điểm tương ứng 18,45 trđ/ha, 22,05 trđ/ha và 22,96 trđ/ha.
Luân canh đậu xanh vụ Xuân Hè thay thế cho lúa vụ Xuân Hè đã đem lại thu nhập 15,20 trđ/ha cao hơn lúa vụ Xuân Hè 9,07 trđ/ha, làm gia tăng lợi nhuận từ 4,43 trđ/ha lên 11,75 trđ/ha.
Lợi nhuận thu được từ hệ thống lúa-đậu xanh-lúa cao hơn so với 3 vụ lúa Đông Xuân-Xuân Hè-Hè Thu (29,65 trđ/ha và 22,40 trđ/ha). Số lần xem trang : 14969 Nhập ngày : 18-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Chia sẻ dạy & học Phuong phap luan NCKH(15-10-2017) Logic học(06-12-2015) Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ĐBSCL(15-09-2014) Những lỗi phổ biến trong trình bày bằng Powerpoint(17-04-2014) Phương pháp PRA(21-03-2011) Ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng toàn cầu lên nông nghiệp Việt Nam(08-12-2010) Lời khuyên cùng bạn(05-12-2010) Vài chú ý về Hệ sinh thái nông nghiệp-TT K2009 (11-11-2005) Seminar môn Hệ thống nông nghiệp - TT09(10-11-2005) Seminar các hệ thống canh tác vùng ĐBSCL(24-05-2010) Trang kế tiếp ... 1 2
|