Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1091
Toàn hệ thống 1639
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Dựa vào quy luật phát triển tự nhiên về chiều cao và chu vi của cây, cậu học sinh lớp 9 người Ukraina tên là Alexay Streliaev đã nghĩ ra cách để có thể lấy điện năng từ chính quy luật phát triển này.

 

Công nghệ lấy điện năng từ… cây

Nếu phát minh này có thể ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ rất thuận tiện cho con người trong việc nghiên cứu và  khám phá nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Chúng ta có thể nghe đài, sạc pin điện thoại, có thể sử dụng điện năng từ chính cây thông hay cây phong nơi gần nhất mà ở một mức độ nào đó lại không làm hại đến sự phát triển của cây.

 

 

 

Phương pháp này dựa vào sự phát triển theo chu vi thân cây. Alexay lấy các linh kiện điện từ bật lửa tạo ra các mạch điện, sau đó quấn lên thân cây. Khi cây to ra, nó sẽ ép chặt vào các mạch điện làm cho các mạch điện căng ra và dưới áp lực của các linh kiện điện từ sẽ tạo ra điện năng.

Phương pháp thứ hai được dựa vào sự phát triển theo chiều cao của cây, cách làm cũng tương tự, chỉ khác là quấn các mạch điện theo chiều thẳng đứng từ gốc cây tới ngọn cây. Phương pháp này được Alexay đánh giá là có hiệu quả hơn.

Alexay Streliaev cho rằng, lấy điện năng theo sự phát triển về chiều cao của cây là tốt nhất vì cây càng cao thì sản sinh năng lượng càng nhiều, tốc độ phát triển của cây càng nhanh thì sinh ra càng nhiều năng lượng.

Khi biết được ý tưởng này, giảng viên khoa vật lý ở trường Đại học Zaporozhye (Ukraina), ông Andrey Andreev đã rất ngạc nhiên và coi ý tưởng này là một phát minh độc đáo và đặc sắc, nhất định ý tưởng này sẽ được ứng dụng rộng trong đời sống sinh hoạt.

Ông Andrey Andreev khẳng định, mặc dù phát minh này không thể thay thế các trạm điện truyền thống hiện nay và dù có gắn lên mỗi cây một thiết bị này thì năng lượng sản sinh cũng chưa thể đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Song để hỗ trợ các hoạt động cho lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng, để sử dụng vào mục đích cá nhân, để cung cấp điện năng cho một bộ phận nào đó của TP Zaporozhye thì phát minh này sẽ mang lại những hiệu quả nhất định nào đó.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có bất cứ một trạm phát điện mini nào ở trong rừng, nhưng cậu bé Alexay Streliaev sẽ được cấp bằng sáng chế vì phát minh độc đáo này và có thể trong tương lai ngắn, phát minh này sẽ trở thành hiện thực. H.K. (theo Newsland) 

 

Một ngày, Alexay Streliaev đã nảy ra thắc mắc cây thường phát triển theo chiều cao và chiều rộng (chu vi thân cây). Liệu có thể lấy được điện năng từ quy luật phát triển tự nhiên này? Và cậu đã quyết định thử nghiệm.

Số lần xem trang : 15548
Nhập ngày : 31-03-2009
Điều chỉnh lần cuối : 09-04-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  "Cây nhân tạo” hấp thu khí thải(23-04-2009)

  Đề xuất cách chấm điểm nhà khoa học(21-04-2009)

  Cách mạng xanh mới: Hãy đầu tư cho nông nghiệp và Công nghệ (17-04-2009)

  Áp lực khiến loài người tiến hoá nhanh hơn(13-04-2009)

  Thành phố siêu sạch tại Đan Mạch(16-03-2009)

  Giải pháp phát triển ngành điều Việt Nam(06-03-2009)

  Giống mía có triển vọng rải vụ tại vùng mía Sóc Trăng(05-03-2009)

  Vì sao ruộng mía cháy? (03-03-2009)

  Câu chuyện của người tự học(26-02-2009)

  Cây chạy trốn biến đổi khí hậu(20-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007