Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7475
Toàn hệ thống 8278
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hỏi: Tôi thấy trên cây na (còn gọi là mãng cầu ta) hay bị một loại sâu lớn cỡ cây tăm, có đầu màu nâu, thân mình màu đen xám, đục vào bên trong quả để gây hại, khiến quả bị hư thối. Xin cho biết đó là sâu gì? Cách để phòng trừ chúng?

 

Vũ Văn Năm và một số nhà vườn ở Định Quán (Đồng Nai)

 

Trả lời: Qua mô tả của các bạn, chúng tôi thấy đó có thể là sâu đục trái (Anonaepestis bengalella). Tại miền Tây Nam Bộ, loài sâu này đã xuất hiện và gây hại ở hầu khắp các vùng trồng na, thậm chí có vườn, tỷ lệ trái bị hại lên đến 50%.

Con trưởng thành của sâu đục trái có màu nâu xám, cánh trước màu xanh ánh kim, sải cánh rộng 26-28mm. Con cái đẻ trứng trên các vết nứt của trái từ khi còn non. Sau khi nở, ấu trùng đục vào bên trong ăn phá phần thịt trái rồi thải phân ra ngoài. Những hạt phân nhỏ màu nâu đen được kết dính với nhau thành từng cục, bám dính ở bên ngoài vỏ trái, vì thế khi trái bị sâu gây hại nhìn bề ngoài rất dễ nhận biết. Trong một trái na có thể có đến vài con ấu trùng. Chúng có đầu màu nâu, cơ thể màu xám đen, ở tuổi cuối, ấu trùng dài khoảng 20-22mm. Khi đẫy sức, ấu trùng hóa nhộng ngay bên trong trái. Ban đầu nhộng có màu vàng nâu, sau chuyển dần sang màu đen.

Để hạn chế tác hại của sâu, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:

Thu gom và tiêu hủy trái đã bị sâu hại: Từ khi na có trái non trở đi cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm bệnh. Thu gom toàn bộ những trái đã bị sâu gây hại đem chôn, để diệt sâu bên trong.

Dùng thuốc hóa học: Nếu gặp những thời điểm ấu trùng nở rộ chưa kịp đục chui vào bên trong trái thì hiệu quả của việc phun xịt thuốc vẫn khá cao. Vì thế từ khi cây tượng trái non trở đi, các bạn nên kiểm tra trái na thường xuyên để phát hiện thời điểm nở rộ của sâu non. Nếu phát hiện có sâu cần phun xịt thuốc kịp thời. Có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Viaphate 40EC hoặc 75BHN, Vifast 5ND, Monster 40EC, Dimenat 40EC, Sagolex 30EC, Sumitigi 30EC..., chú ý liều lượng được in trên vỏ bao bì.

Để tiết kiệm thuốc, công phun xịt, giảm bớt ô nhiễm môi trường và đặc biệt là hạn chế tác hại cho thiên địch, các bạn chú ý chỉ xịt thuốc vào những chỗ có trái bị sâu, và xịt ướt đều hết vỏ trái, tránh phun xịt thuốc tràn lan. Đặc biệt phải chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để tránh gây độc hại cho người tiêu dùng.

Nguyễn Danh Vàn

Số lần xem trang : 15239
Nhập ngày : 02-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  THAO TÁC SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y CHO ĐẠI GIA SÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009)

  KINH NGHIỆM PHÒNG TRỪ SÂU XÁM HẠI NGÔ XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009)

  PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA (Báo KTNT - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009)

  NUÔI GIA CẦM TRONG CHUỒNG KÍN, MÔ HÌNH MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009)

  KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ (Báo KTNT - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009)

  CÁCH XỬ LÝ CÁ NỔI ĐẦU Ở AO NUÔI (Báo KTNT - Số ra ngày 25/3/2009) (25-03-2009)

  BẮC GIANG: TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG GIỐNG LẠC MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 25/3/2009) (25-03-2009)

  GIỐNG HOA CẤY MÔ - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN (Báo KTNT - Số ra ngày 24/3/2009) (24-03-2009)

  HỌ ĐÃ LÀM GIÀU NHƯ THẾ (Báo NNVN - Số ra ngày 23/3/2009) (24-03-2009)

  THỦY SẢN VIỆT NAM - NHIỀU KHÓ KHĂN CHƯA ĐƯỢC THÁO GỠ (Báo KTNT - Số ra ngày 23/3/2009) (24-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007