Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 5050
Toàn hệ thống 5486
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Sau mấy chục năm làm cán bộ Nhà nước, về nghỉ hưu, ông ngỡ cuộc đời mình sẽ trôi qua một cách bình lặng nhưng càng ngày, tiếng tăm của ông càng nổi như cồn khắp cao nguyên Lâm Đồng nhờ trồng thành công chuối Laba. ông là Nguyễn Kim Xuyên ở thôn Phú Thạnh, xã Hiệp Thạnh (Đức Trọng - Lâm Đồng).

 

“Trẻ trồng na, già trồng chuối"

Đó là câu nói cửa miệng của ông cha ta với hàm ý chỉ dẫn cách trồng cây. Và điều này thật đúng với trường hợp ông Xuyên.

Sinh ra và lớn lên ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc), ông Xuyên vào Lâm Đồng lập nghiệp cách đây gần 30 năm. Năm 1980, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân huyện, năm 1987, chuyển sang làm Phó chánh văn phòng huyện.

Suốt những năm tháng làm hành chính, ông Xuyên không ngờ lại có ngày mình cầm cuốc, bón phân cho cây như một nông dân thực thụ. Có lẽ, ông phải cám ơn người bạn đã kể cho nghe về giống chuối quý của Đà Lạt đang bị thoái hoá và mất dần, đó là chuối Laba.

Sau khi nghỉ hưu, ông bắt tay vào việc xới cỏ, dọn dẹp hơn 2 sào vườn (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2) rồi khăn gói vượt hơn 40km đến huyện Lâm Hà mua chuối Laba về trồng thử. Thật không ngờ, người chủ vườn chuối lại lắc đầu nguây nguẩy không bán. Hỏi ra ông Xuyên mới biết, người ta cho chứ không bán vì giống chuối này đang bị hỏng gần hết, năng suất rất thấp.

Nhìn những cây chuối xơ xác, xiêu vẹo, ông Xuyên khá thất vọng nhưng ngay lập tức, quyết tâm làm kinh tế trong ông lại trỗi dậy. Vậy là ông quyết định thuê ô tô mang toàn bộ số chuối Laba đó về nhà.

Thành công ngoài mong đợi

Khi đào những hố trồng chuối đầu tiên, ông Xuyên đã đặc biệt chú ý đến khâu kỹ thuật. Nhiều người thấy ông đem chuối về trồng đã lắc đầu ngán ngẩm: bao nhiêu loại cây kinh tế cao không trồng lại đi lao đầu vào trồng giống chuối đang thoái hoá. Bỏ ngoài tai những lời bàn tán, ông và vợ vẫn dành hết công sức chăm bẵm cho vườn chuối. Hằng ngày ông tưới cây, bón phân rồi xin xơ dừa về ủ cho gốc chuối. Cây không phụ công người, 3 tháng sau ông đã có những buồng chuối to đẹp, nặng trĩu mang bán. Mặc dù lứa đầu không được bao nhiêu tiền nhưng ông bảo, điều quan trọng là từ những cây giống ban đầu, nay đã nhân lên hàng trăm cây, cả khu vườn giờ đã chật kín chuối.

Từ khi ông Xuyên trồng chuối đến nay đã 17 năm nhưng chuối Laba không hề giảm chất lượng cũng như năng suất. ông khấp khởi mừng thầm bởi có lẽ, giống chuối Laba đã được phục hồi. Năm 2007, ông được Trạm Khuyến nông huyện Đức Trọng và Phòng Nông nghiệp huyện cùng Viện Giống cây trồng miền Nam mời tham gia dự án phục chế, xây dựng thương hiệu chuối Laba - Đà Lạt. ông còn được Viện đặt mua hơn 300 cây giống, tiếp đó, Trường Đại học Lâm nghiệp Đà Lạt cũng đặt hàng cho sinh viên làm thí nghiệm.

Từ những thành công ấy, ông Xuyên bắt đầu bán cây giống cho những ai muốn làm giàu từ loại cây này. Theo ông Xuyên, trồng chuối Laba không khó, chăm sóc đơn giản, chỉ trồng một lần mà thu hoạch cả đời. Quan trọng là sau khi thu hoạch phải hạ cây, đào hết gốc, rồi lấy xác cây làm phân ủ bề mặt để giữ ẩm cho đất. Chuối Laba là cây chịu hạn tốt nên không cần tưới. Từ khi trồng cho đến thu hoạch khoảng gần 1 năm, khi phát triển cây có thể cao 2,5 - 3m. Chuối Laba khi chín quả có màu vàng đặc trưng, ăn rất ngọt và thơm.

Nhờ những ưu điểm nổi bật đó nên chuối Laba của ông Xuyên ngày càng được nhiều người biết đến. Giờ đây, hai vợ chồng ông không còn phải lo chuyện tiêu thụ mà chỉ việc ngồi nhà chờ thương lái đến thu mua. Năm vừa qua, tính riêng tiền bán chuối hai vợ chồng ông cũng bỏ túi gần 60 triệu đồng. “Thử hỏi còn loại cây nào mà công chăm sóc ít nhưng đem lại lợi nhuận cao như vậy, đúng là cây vàng...”, ông Xuyên cười nói.

Từ thành công của mình, ông Xuyên đã chứng minh rằng về hưu không có nghĩa là không còn khả năng làm kinh tế. Hơn thế, chuối Laba còn phá vỡ thế độc quyền của những loại cây trồng vốn được đánh giá cao. “Điều quan trọng là trước khi trồng bất cứ loại cây nào, bà con cần nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, thông tin thị trường...”, ông Xuyên nói.

Nguyễn Huy Hoàng

Số lần xem trang : 15260
Nhập ngày : 23-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  SINH SẢN NHÂN TẠO THÀNH CÔNG CHO CÁ NGỰA GAI (Báo KTNT - Số ra ngày 26/2/2009) (26-02-2009)

  MIỀN TRUNG GIEO MẠ CHO MIỀN BẮC CẤY: Ý TƯỞNG MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  TRỊ BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY THANH LONG (Báo KTNT - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  GIÁ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN PHỤC HỒI (Báo KTNT - Số ra ngày 24/2/2009) (25-02-2009)

  KINH NGHIỆM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo KTNT - Số ra ngày 23/2/2009) (25-02-2009)

  BỆNH BẠI LIỆT Ở HEO NÁI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (19-02-2009)

  CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH LOÉT HẠI CÂY CHANH (Báo KTNT - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

  BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG NÔNG DÂN SẢN XUẤT GIỎI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (19-02-2009)

  NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ MANG LẠI NÔNG SẢN SẠCH (Báo KTNT - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

  KHÓC NHƯ NÔNG DÂN… ĐƯỢC MÙA RAU (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007