Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 4342
Toàn hệ thống 4780
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Công nghiệp hoa được coi là ngành sản xuất mũi nhọn trong nền kinh tế Hà Lan. Từ những năm 1970, việc sản xuất và xuất khẩu hoa đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia này. Tuy nhiên, hiện những người trồng hoa ở đây đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các đối thủ như Kenya, Nhật Bản, Ấn Độ, Colombia,... buộc họ phải tìm hướng đi mới bằng cách đầu tư nâng cao chất lượng hoa thông qua ứng dụng công nghệ mới.

 

Hướng đi mới

Qua một ngọn núi ở Sasenheim, bạn sẽ đến trang trại hoa của ông Japp Leenen (60 tuổi). Ngôi làng nổi tiếng với loài hoa thủy tiên được trồng bởi đôi bàn tay khéo léo của những người nông dân cách thành phố Amsterdam chừng 1 giờ đồng hồ xe buýt.

Ông Leenen bắt đầu trồng hoa thủy tiên trên khay vỏ sò cách đây 2 năm nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Không giống với trồng trên đất, việc trồng hoa trên khay đòi hỏi yêu cầu rất khắt khe về độ ẩm cũng như điều kiện trồng. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là dễ kiểm soát nhiệt độ, mực nước cũng như lượng chất dinh dưỡng cho hoa. “Bằng cách này, chúng tôi có thể sản xuất hoa quanh năm, không như trước đây chỉ trồng vào mùa xuân. Hoa cũng đẹp hơn và bền hơn bởi cây trồng không bị ảnh hưởng bởi các dịch bệnh và vi khuẩn”, ông Leenen cho biết. Theo kinh nghiệm của ông, rễ và củ của hoa đều phải sạch để chống lại bệnh alzheimer thường xảy ra với loài hoa thủy tiên, vì thế, trồng hoa trên khay đã khắc phục được nhược điểm này.

Không chỉ ông Leenen, người trồng hoa ở Hà Lan đang nỗ lực ứng dụng công nghệ trồng hoa theo cách mới để sản xuất được nhiều hơn, tạo chất lượng tốt hơn, đồng thời đây cũng là cách để họ cạnh tranh với các đối thủ khác.

Lợi nhuận cao

Ngành công nghiệp hoa Hà Lan có từ rất lâu đời, mà tiêu biểu nhất là loài hoa tulip xuất hiện từ thế kỷ XVII. Năm 1996, Hà Lan có khoảng 2 triệu hécta đất nông nghiệp, trong đó 109.000ha trồng hoa, quả, làm vườn, 12.200ha trồng hoa và rau trong nhà kính; 108.000 trang trại hoa với khoảng 135.000 công nhân làm việc thường xuyên. Năm 2005, nông dân Hà Lan đã tạo ra 17 tỷ euro bằng việc xuất khẩu hoa. FloraHollan và Aalseer là 2 trung tâm đấu giá hoa lớn nhất Hà Lan. Lượng hoa giao dịch qua các bảng điện tử ở đây chiếm khoảng 60% sản lượng hoa trên thị trường thế giới. Nhưng hiện tại, người trồng hoa Hà Lan đang lao đao bởi sự cạnh tranh gay gắt từ các thị trường khác. Đáng nói là, những đối thủ mới trong ngành công nghiệp hoa như Chile, Colombia, Ecuador, Costa Ria, Mexico, Thailand và New Zealand cũng đang ra sức xâm nhập thị trường châu âu và Hoa Kỳ. Vấn đề ở đây là giá cả. “Một bông hoa hồng được sản xuất ở châu Phi sẽ có lợi thế hơn khi vận chuyển tới Hoa Kỳ và châu âu bởi thị trường lao động rẻ”, chuyên gia Peter van der Salm đánh giá.

Theo ông Zuidgeest, đại diện một công ty mỹ phẩm ở Hà Lan, trong khi những người trồng hoa ở Hà Lan có kinh nghiệm trong canh tác và điều kiện môi trường thuận lợi thì những đối thủ từ nước ngoài lại có lợi thế về chi phí nhân công. Ngoài ra, phí vận chuyển quốc tế rẻ hơn cũng là điểm mạnh của những quốc gia này. Chính vì vậy, nông dân trồng hoa Hà Lan bắt buộc phải tìm hướng đi mới để tăng sức cạnh tranh.

Có thể nói, hoa không chỉ tạo vẻ đẹp cho đất nước Hà Lan mà còn mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây khi hàng loạt các công ty dược phẩm và mỹ phẩm bùng nổ. Các công ty này hướng đến việc chiết xuất hương liệu từ các loài hoa để tạo ra những sản phẩm để chữa bệnh và làm đẹp như xà phòng, nước hoa, sản phẩm chăm sóc da. “Chúng tôi đang kiếm tìm một số loài hoa để bán cho một công ty Nhật Bản. Họ đã đề nghị chúng tôi hợp tác cung cấp hoa để tạo ra thuốc và thực phẩm chức năng”, Zuidgeest cho biết.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Arie Kruithof, đại diện Ngân hàng Rabobank, do sức cạnh tranh của các quốc gia khác cũng như sức ép về giá cả, đầu vào, số lượng người trồng hoa trong nhà kính ở Hà Lan có thể giảm xuống còn 50% vào năm 2016.

 

Thái Sơn (theo Business daily, Africanagriculture)

Số lần xem trang : 15184
Nhập ngày : 23-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  SINH SẢN NHÂN TẠO THÀNH CÔNG CHO CÁ NGỰA GAI (Báo KTNT - Số ra ngày 26/2/2009) (26-02-2009)

  MIỀN TRUNG GIEO MẠ CHO MIỀN BẮC CẤY: Ý TƯỞNG MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  TRỊ BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY THANH LONG (Báo KTNT - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  GIÁ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN PHỤC HỒI (Báo KTNT - Số ra ngày 24/2/2009) (25-02-2009)

  KINH NGHIỆM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo KTNT - Số ra ngày 23/2/2009) (25-02-2009)

  BỆNH BẠI LIỆT Ở HEO NÁI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (19-02-2009)

  CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH LOÉT HẠI CÂY CHANH (Báo KTNT - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

  BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG NÔNG DÂN SẢN XUẤT GIỎI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (19-02-2009)

  NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ MANG LẠI NÔNG SẢN SẠCH (Báo KTNT - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

  KHÓC NHƯ NÔNG DÂN… ĐƯỢC MÙA RAU (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007