Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 513
Toàn hệ thống 977
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Phải dùng đòn bẩy công nghệ cao, thừa lương thực thiếu thức ăn chăn nuôi, không chạm đến đất có cấu tượng và lối đi nào cho nông nghiệp nông thôn, nông dân là những nội dung chính của bài viết.

 

Từ chỗ không đủ ăn đến chỗ là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo; vào loại xuất khẩu hàng đầu về nhiều nông phẩm nhiệt đới như cao su, cà phê, tiêu, điều và gần đây thủy sản cũng chiếm vị trí rất cao trong xuất khẩu… thì rõ ràng là nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã có một bước chuyển mình rất lớn.

Tuy nhiên, không thể không thấy rằng nông dân vẫn chiếm số đông ở nông thôn, cung cách làm việc vẫn như cũ, ruộng đất ngày càng bị thu hẹp và hiện họ vẫn là tầng lớp bị thiệt thòi, nghèo khó nhất trong cả nước.
Chúng ta dự tính đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại nhưng với thực tế của mảng Tam nông ( nông nghiệp, nông thôn, nông dân ) hiện nay, là rất khó. Nếu vẫn quyết tâm thực hiện, ngay từ lúc này chúng ta phải có những quyết sách thật mạnh mẽ, quyết liệt.
 
 
 
Phải dùng đòn bẩy Công Nghệ cao
Nông dân hiện đang làm chủ 70 triệu thửa ruộng nhỏ bé, manh mún. Muốn đưa họ vào công nghiệp, dịch vụ, muốn đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì phải thay đổi hình thức sản xuất.
Khoán 10 là thành tựu của một giai đoạn và giai đoạn đó đã qua rồi. Động lực của đổi mới năng suất cây trồng hiện nay không còn ở ý chí làm chủ của người nông dân nữa mà phải là dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao.
Chúng ta có đầy đủ những nguyên liệu quý giá như mía, sắn, ngô, khoai… để phục vụ cho công nghệ sinh học. Thậm chí những nguồn chất xơ (cellulose) như rơm rạ, lau sậy, mùn cưa… trong tương lai cũng có thể được đường hóa nhờ vi sinh vật và dùng để tạo ra cồn sinh học, nhất là khi trữ lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt đã cạn kiệt.
Tôi đã đi thăm nhiều nước và thấy rằng cùng với cơ giới hoá, họ đã thay đổi hoàn toàn nền nông nghiệp bằng công nghệ cao. Các nông sản phẩm làm ra không chỉ thoả mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm với sản lượng, chất lượng cao mà nhiều loại giàu đường và tinh bột đã trở thành nguyên liệu sản xuất các sản phẩm mới của công nghệ sinh học, phục vụ công nghiệp dược phẩm, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dầu khí, công nghiệp môi trường…
Hiện tại, ngay đến sắn mốc, Trung Quốc cũng sẵn sàng mua với giá cao bởi họ không dùng để ăn, mà để chế biến thành vài trăm loại Tinh bột biến tính, trong đó có cồn khô, lớp thấm hút trong tã trẻ em…
Hay như việc Công ty Vedan đã xây dựng một nhà máy sản xuất acid amin vào loại lớn nhất thế giới ngay tại Việt Nam. Họ đã giúp nông dân phát triển nghề trồng sắn năng suất cao, tận thu cho nông dân với giá cả thỏa đáng, đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước nhưng nếu như chúng ta hoàn toàn đủ khả năng xây dựng được những nhà máy công nghệ sinh học có trình độ cao như vậy thì nông sản phẩm Việt Nam sẽ rất có giá trị xuất khẩu.
Đứng trước một cánh đồng cà chua ở Mỹ, tôi đã rất lạ lẫm bởi không trông thấy một bóng người nào, cũng không thấy cả đất, vì họ dùng ny-lon phủ kín mặt đất để giữ nước. Hệ thống tưới tiêu được đầu tư rất lớn nhằm tiết kiệm nước tối đa, thông qua những chiếc ống nhựa, nước được nhỏ từng giọt vào từng gốc cà chua. Cây mọc lên đến đâu, họ phủ ny-lon ( loại ni-lon lọc ánh sáng, chỉ để lại các bức xạ có lợi cho cây ) đến đấy nên không có sâu bọ, nấm bệnh. Trong khi ở Việt Nam, chúng ta vẫn tát nước ào ào, vẫn là cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau…
 
Thừa lương thực, thiếu thức ăn chăn nuôi
Chúng ta xuất khẩu gạo có thuận lợi là không bao giờ ế, nhưng hãy tính toán kỹ lại xem trên diện tích đó, có thể làm ra cái gì thu được nhiều tiền hơn? Chúng ta đừng ham cái gọi là đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo vì điều đó chỉ có ý nghĩa chứng tỏ nỗ lực vươn lên từ một nước thiếu đói trước kia mà thôi.
Nên nhớ, bình quân lương thực trên đầu người ở nước ta là hơn 465 kg/năm trong khi ở nhiều nước con số này là trên 1.000 kg/năm nhưng họ vẫn không xuất khẩu lương thực mà dùng để chăn nuôi.
Điều không thể hiểu được là Việt Nam lại phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt, đậu tương, bột cá - những thứ chúng ta thừa sức sản xuất. Có lẽ chỉ vì công nghệ thấp mà sản phẩm ở ta đắt hơn hàng cùng loại nhập về. Vậy tại sao chúng ta không dám đầu tư để đảo ngược lại tình thế này ?
Việt Nam có rất nhiều ưu thế về nông sản phẩm nhiệt đới nhưng chưa phát huy được. Hàng của mình vẫn bị trả lại vì không sạch, tiền thu được từ xuất khẩu gạo nông dân không được hưởng bao nhiêu… Tôi cho rằng, cần phải suy nghĩ để có một cuộc cách mạng, biến nông nghiệp nước ta ngoài việc thỏa mãn nhu cầu lương thực trong nước, còn phải là một nơi chuyên sản xuất nông sản phẩm nhiệt đới quý hiếm, bán cho cả thế giới với công nghệ sạch, bền vững và nhất là các sản phẩm công nghệ sinh học có giá trị rất cao.
 
Không được chạm tới đất có cấu tượng
Đất sét về lý tính có 3 loại, một loại là các hạt rất to gọi là cát; một loạt hạt rất nhỏ gọi là sét; loại đất trồng rau, trồng lúa có các hạt vừa phải nhờ đó có thể giữ nước, thức ăn, không khí, gọi là đất có cấu tượng. Để có các hạt đất này, cần sự hoạt động liên tục của vi sinh vật qua hàng nghìn năm mới tạo ra được chất mùn liên kết các hạt đất với nhau, có tác dụng giải phóng thức ăn cho cây trồng; phân khoáng không dễ dàng bị rửa trôi xuống các lớp đất sâu.
 
 
 
Một vấn đề rất đáng lo ngại hiện nay là chúng ta đang nhẫn tâm bê-tông hoá đất có cấu tượng. Theo tôi, người làm quản lý trước hết phải hiểu được đất có cấu tượng là gì và không được xâm phạm đến nó.
Trên Quốc lộ 5 thuộc địa phận các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng đến nay, ven đường thay vì những cánh đồng lúa xanh tốt hiện đã mọc kín san sát các nhà máy, khu công nghiệp. Điều này có nghĩa là chúng ta đã không chuẩn bị trước cho các nhà đầu tư về nơi đến mà toàn để họ tự đi chọn, toàn nhằm vào những chỗ “bờ xôi ruộng mật” để bê-tông hoá chúng.
Điều này khác với Trung Quốc. Tại Khu tự trị Nội Mông Cổ, một vùng đất rộng mênh mông, chất đất không tốt, khí hậu bất lợi, họ đã xây dựng những khu công nghiệp, các nhà máy lớn về gang thép, sản xuất đất hiếm bằng cách làm đường cao tốc. Họ khẳng định : Muốn làm giàu trước hết hãy làm đường!
Trong khi chúng ta có vô vàn các vùng đất đá ong hóa, đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ, ở miền Trung, tại sao không đầu tư làm đường, làm cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư đến đó? Đất có cấu tượng nuôi sống dân ta lâu dài cùng sự phát triển của dân số nên tôi phản đối cách nghĩ đơn giản rằng, một hecta làm công nghiệp thì lợi hơn nhiều so với trồng cây nông nghiệp.
Hình ảnh Việt Nam là hình ảnh của một đòn gánh với 2 thúng lúa. Tôi cho rằng đòn gánh - miền Trung - một vùng đất rất khô cằn hoàn toàn có thể xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, còn 2 thúng lúa là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, nhất thiết không được tùy tiện đụng vào.
2008 là năm Việt Nam thu hút đầu tư rất lớn, nếu không chuẩn bị trước thì vài chục tỷ đô la đó sẽ lấn chiếm hết vào các thửa đất “bờ xôi ruộng mật”, đó là nguy cơ rõ ràng.
 
 
 
 
Lối đi nào cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân ?
Không có lý gì năm nào chúng ta cũng bị bọ rầy, nấm đạo ôn, bị vàng lùn, vàng xoắn lá, rồi cúm gia cầm, lợn tai xanh, trâu bò lở mồm long móng, tôm nhiễm virus… Tôi không tin trên thế giới không có giống lúa nào kháng bọ rầy, đạo ôn nhưng tại sao các cơ quan, các viện nghiên cứu nông nghiệp của Việt Nam vẫn chưa giải quyết được những vấn đề bức thiết đó ?
Lý do đầu tiên có thể thấy là đầu tư của Nhà nước cho khoa học hiện chưa đủ tầm, dàn trải, chưa tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm. Theo tôi, các lĩnh vực mũi nhọn cần phải xây dựng được thành các viện nghiên cứu đến nơi đến chốn, kết hợp với các trường đại học để tận dụng tối đa thiết bị khoa học và lực lượng trí thức, như cách làm phổ biến trên thế giới. Từ đó giao nhiệm vụ, yêu cầu các viện giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Để đạt được mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2020, ngay bây giờ, chúng ta phải có một cuộc cách mạng thực sự từ tư duy đến hành động. Đặc biệt, cần có sự cân nhắc sáng suốt đối với từng chủ trương lớn và phải có các biện pháp quyết liệt từ những người lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương.
 
                                                                                                                                                          GS. Nguyễn Lân Dũng
 

Số lần xem trang : 15532
Nhập ngày : 06-05-2009
Điều chỉnh lần cuối : 06-05-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Đề xuất cách chấm điểm nhà khoa học(21-04-2009)

  Cách mạng xanh mới: Hãy đầu tư cho nông nghiệp và Công nghệ (17-04-2009)

  Áp lực khiến loài người tiến hoá nhanh hơn(13-04-2009)

  Công nghệ lấy điện năng ... từ cây(31-03-2009)

  Thành phố siêu sạch tại Đan Mạch(16-03-2009)

  Giải pháp phát triển ngành điều Việt Nam(06-03-2009)

  Giống mía có triển vọng rải vụ tại vùng mía Sóc Trăng(05-03-2009)

  Vì sao ruộng mía cháy? (03-03-2009)

  Câu chuyện của người tự học(26-02-2009)

  Cây chạy trốn biến đổi khí hậu(20-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007