Phạm Văn Hiền
Những đốm màu trắng trên lá khỏe mạnh có thể là cách để cây đánh lừa bướm đêm, khiến chúng không muốn đẻ trứng trên lá.Đốm lá là căn bệnh phổ biến ở thực vật và phát sinh do nhiều nguyên nhân. Khi cây bị bệnh, lá của chúng thường có những đốm nhiều màu sắc trên bề mặt. Một trong những nguyên nhân phổ biến là tế bào trong lá mất chất diệp lục nên không còn khả năng quang hợp khiến lá có những đốm màu trắng.
Về mặt lý thuyết, những cây có đốm trên lá thường sinh trưởng chậm do khả năng tạo chất hữu cơ giảm. Tuy nhiên, một số nhà thực vật học của Đại học Bayreuth (Đức) khẳng định điều đó không hoàn toàn đúng sau khi họ phát hiện một số loài giả vờ mắc bệnh để đánh lừa động vật ăn lá.
Trong quá trình nghiên cứu thực vật tán thấp trong một khu rừng ở phía nam Ecuador, nhóm chuyên gia của Đại học Bayreuth nhận thấy ấu trùng bướm đêm tấn công loài cây Caladium steudneriifolium nhiều hơn hẳn so với các loài khác. Điểm đáng chú ý là cây càng có nhiều lá đốm thì số lượng ấu trùng bướm trên cây càng ít.
Bướm đêm đẻ trứng trên lá. Sau khi ấu trùng biến thành sâu chúng sẽ ăn diệp lục của lá và bỏ lại lớp biểu bì màu trắng. Nhóm chuyên gia nhận thấy nhiều cây Caladium steudneriifolium có đốm màu trắng trên lá mặc dù chúng chưa hề bị sâu tấn công.
“Những đốm màu trắng trên lá khỏe mạnh có thể là cách để cây đánh lừa bướm đêm, khiến chúng không muốn đẻ trứng trên lá nữa”, Sigrid Liede-Schumann, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét.
Để kiểm chứng giả thuyết này, nhóm nghiên cứu bôi một loại sơn màu trắng lên hàng trăm lá khỏe mạnh trong một khu vực. Sau ba tháng, họ đếm số lượng lá bị sâu ăn ở ba nhóm: màu xanh hoàn toàn, có đốm trắng và được bôi sơn. “Tỷ lệ lá có đốm và lá có dung dịch bị sâu tấn công thấp hơn nhiều so với lá xanh hoàn toàn. Điều đó khiến chúng tôi ngạc nhiên”, Liede-Schumann cho biết.
Cụ thể, sâu ăn 8% lá xanh, nhưng chỉ tấn công 1,6% lá có đốm và 0,4% lá được bôi sơn. Nhóm nghiên cứu tin rằng cây đã giả ốm bằng cách tạo ra những chiếc lá có đốm trắng. Khi bướm đậu lên chiếc lá và nhìn thấy những đốm giả, chúng sẽ nghĩ rằng lá đã bị ăn từ trước nên sẽ không đẻ trứng trên đó.
“Sự tồn tại của cả lá xanh và lá có đốm trên cây cho thấy chúng đều có vai trò trong quá trình phát triển của cây. Những đốm giả trên lá khiến khả năng quang hợp của cây giảm, song bù lại cây sẽ không mất nhiều lá bởi sâu. Như vậy, hiện tượng đốm lá được duy trì ở nhiều loài thực vật vì đó là một đặc tính có lợi về mặt tiến hóa”, Liede-Schumann nói. Số lần xem trang : 15600 Nhập ngày : 22-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : 22-06-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Sự nóng lên của trái đất: Mùa màng bị huỷ hoại? (03-09-2009) Thế giới cần một hệ thống cảnh báo báo sớm hiện tượng thời tiết bất thường(03-09-2009) Tầm quan trọng của các hoạt động thích nghi với biến đổi khí hậu(29-08-2009) Xăng sinh học từ dưa hấu(28-08-2009) Xác định DNA của cây nhằm chống tình trạng khai thác gỗ lậu (26-08-2009) Trồng lúa hay vẽ tranh?(24-08-2009) Trái đất nghiêng hơn vì biến đổi khí hậu(21-08-2009) Gien giúp lúa có thể chống chịu được ngập lụt(21-08-2009) Hai anh em - hai nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng(20-08-2009) Chất tạo nên loài người xuất hiện ngoài trái đất(19-08-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|