Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 18
Toàn hệ thống 1752
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

 

Loài người và mọi sinh vật sống đều mang ơn thực vật, bởi nhờ chúng mà trái đất không bị bao phủ bởi băng trong suốt 26 triệu năm qua.

Khoảng 50 triệu năm trước, trái đất là một quả cầu nóng, hai cực của nó không có băng. Sau đó, nồng độ CO2 trong bầu khí quyển giảm và nhiệt độ trái đất bắt đầu hạ xuống. Sự trỗi dậy của hai dãy núi Himalaya và Andes cách đây chừng 24 triệu năm khiến khí quyển mất thêm một lượng CO2 khổng lồ. Tình trạng này khiến quá trình giảm nhiệt của địa cầu diễn ra nhanh hơn. 

Khi các dãy núi nhô cao, đá vỡ tan và lăn xuống các vùng đất xung quanh núi. Nhờ có cây mà chúng nằm cố định trong đất. Dần dần đá ban đầu bị phân hủy thành nhiều chất khoáng. Sau đó những chất khoáng ấy kết hợp với CO2 trong không khí để tạo thành đá vôi (với thành phần chủ yếu là CaCO3) và nhiều loại đá khác. 

Nhưng khi nồng độ CO2 trong không khí tụt xuống một mức nhất định thì đột nhiên quá trình giảm nhiệt độ dừng lại. Một tác nhân nào đó khiến CO2 không mất đi nữa. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học của Đại học Yale (Mỹ) đã phát hiện ra vị cứu tinh của muôn loài. Đó là thực vật.

Nhóm chuyên gia của Đại học Yale sử dụng những mô hình máy tính để mô phỏng quá trình trên. Họ nhận thấy, khi nồng độ CO2 trong khí quyển giảm khoảng 0,02%, hoạt động quang hợp ở thực vật bắt đầu giảm. Để tiếp tục tồn tại, cây ngăn cản đá biến thành các hợp chất carbonat. Do không biến thành chất khoáng, đá gốc không thể lấy CO2 để tạo thành đá vôi. Sau một thời gian lượng CO2 trong không khí tăng trở lại.

“Nồng độ CO2 trong khí quyển cứ giảm rồi lại tăng trong suốt 20 triệu năm qua. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn trái đất rơi vào trạng thái đóng băng. Mãi đến khi loài người bước vào thời đại công nghiệp thì lượng CO2 trong khí quyển mới tăng liên tục.”, Ken Caldeira, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Số lần xem trang : 15582
Nhập ngày : 05-07-2009
Điều chỉnh lần cuối : 07-07-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Sự nóng lên của trái đất: Mùa màng bị huỷ hoại? (03-09-2009)

  Thế giới cần một hệ thống cảnh báo báo sớm hiện tượng thời tiết bất thường(03-09-2009)

  Tầm quan trọng của các hoạt động thích nghi với biến đổi khí hậu(29-08-2009)

  Xăng sinh học từ dưa hấu(28-08-2009)

  Xác định DNA của cây nhằm chống tình trạng khai thác gỗ lậu (26-08-2009)

  Trồng lúa hay vẽ tranh?(24-08-2009)

  Trái đất nghiêng hơn vì biến đổi khí hậu(21-08-2009)

  Gien giúp lúa có thể chống chịu được ngập lụt(21-08-2009)

  Hai anh em - hai nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng(20-08-2009)

  Chất tạo nên loài người xuất hiện ngoài trái đất(19-08-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007