Phạm Văn Hiền
Những con thuyền tạo mây ở vùng biển Thái Bình Dương sẽ là một giải pháp hiệu quả khắc phục hiện tượng nóng lên toàn cầu, một ý tưởng khá độc đáo và rẻ tiền, bạn đọc xem. Đoàn tàu chạy bằng sức gió với gần 2000 chiếc được sử dụng rải rác khắp nơi ở Đại Tây Dương. Những con tàu hút nước biển và phun nó vào không khí thông qua những cột nước cao.
Ông David Young, người được ủy quyền cuộc nghiên cứu cho biết việc phun nước biển vào không khí giúp tạo ra nhiều tâm điểm để mây ngưng tụ. Dần dần những đám mây tích tụ sẽ lớn hơn và trắng hơn, nhờ vậy một phần tia sáng Mặt Trời sẽ được phản xạ đi thay vì được nước biển hấp thụ.
Bản báo cáo của giáo sư Eric Bickel và Lee Lane xem xét kĩ chi phí cho dự án công nghệ rất khả quan này. Hai ông đã được ủy quyền bởi Trung tâm Copenhagen – nơi đưa ra những lời khuyên cho chính quyền về việc sử dụng tiền viện trợ.
Những đám mây trắng sẽ tác động hiệu quả đến vấn đề biến đổi khí hậu do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra. Tuy nhiên chi phí cho dự án không quá 5,3 tỷ bảng Anh. Đây chỉ là phần nhỏ trong tổng số tiền 150 tỷ bảng Anh, số tiền dẫn đầu các quốc gia dành cho việc xem xét cắt giảm khí thải CO2 mỗi năm.
Dự án thuyền mây cũng rẻ hơn 25 lần so với 140 tỷ bảng Anh của một dự án khác được tiến hành đối với tầng bình lưu – dự án này tương tự hiệu ứng hạ nhiệt của núi lửa nhờ tạo ra những lớp sương mù với những phần tử như muội tro, chúng sẽ phân tán và hấp thu ánh sáng mặt trời tạo ra hiệu ứng hạ nhiệt ít nhất là 1 năm.
Đề xuất cuối cùng từng được xem xét là kế hoạch triển khai những lớp màn nhỏ vào không trung để bảo vệ Trái Đất khỏi những tia sáng Mặt Trời quá gay gắt. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị hoãn lại vì trị giá lên đến khoảng 236 tỷ bảng.
Các tác giả của dự án cũng so sánh giá trị của toàn bộ kế hoạch với lợi nhuận có được từ việc hạ nhiệt cho trái đất. Chúng sẽ bao gồm chi phí sức khỏe cho con người, chi phí cho sự tác động lên nhiều ngành công nghiệp khác như nông nghiệp, du lịch cũng như sự tác động của lũ lụt.
Mỗi một bảng cho một bình phun khí ở tầng bình lưu thu về khoảng 15 bảng lợi nhuận, tuy nhiên mỗi một bảng cho việc tạo mây sẽ mang đến 2000 bảng lợi nhuận.
Tuy đã có nhiều giải pháp được các nhà nghiên cứu đưa ra nhằm cải thiện hiện tượng nóng lên của trái đất nhưng chúng ta vẫn luôn trông chờ trái đất sẽ hạ nhiệt thực sự nhờ vào việc cắt giảm CO2.
Trong khi việc phát triển nguồn năng lượng từ nhiên liệu thân thiện với môi trường sẽ mất một thời gian rất dài thì ở Anh, vẫn có những chiếc xe chạy bằng hơi nước và bằng điện bất chấp việc chính quyền khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu xanh.
David hoàn toàn tin tưởng những chiếc thuyền tạo mây có thể làm giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu với một chi phí không đáng kể nhưng ông cũng cảnh báo rằng những phương pháp kĩ thuật sẽ không thể thay thế cho một giải pháp lâu dài để khắc phục sự biến đổi của môi trường.
- Chi Giao(Theo Daily Mail)
Số lần xem trang : 15549 Nhập ngày : 13-08-2009 Điều chỉnh lần cuối : 13-08-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Cây ngón biển - phát hiện mới của ngành nông nghiệp(03-03-2010) Di sản của rừng - Nguyễn Đức Hiệp(28-02-2010) Quà tết tặng bạn(15-02-2010) Thuốc trừ sâu được bào chế từ nhiều loại gia vị(11-02-2010) Cà chua, khoai tây "2 trong 1"(22-01-2010) Thế giới sắp tái sinh một giống bò đã tuyệt chủng(18-01-2010) Phát hiện mới về chức năng thích nghi của thực vật(11-01-2010) LHQ phát động Năm Quốc tế đa dạng sinh học(11-01-2010) Châu chấu di chuyển theo xúc giác hay thị giác(05-01-2010) IPCC (GIEC) vị bác sĩ chẩn bệnh cho hành tinh(31-12-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|