Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 226
Toàn hệ thống 3028
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

(Agroviet-21/8/2009): Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra gien giúp lúa có thể chống chịu được ngập lụt. Phát hiện này tạo hi vọng tăng sản lượng lúa tại các vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của lụt lội.

 

Nhóm các nhà khoa học này chủ yếu thuộc Trường Đại học Nagoya đã công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí Khoa học tự nhiên xuất bản ngày 20/8.

Gien này có tên là SNORKEL giúp lúa phát triển thân dài hơn nhằm thích nghi với mực nước sâu. Các giống lúa mọc tại các vùng nước sâu thường có sản lượng thấp hơn. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thành công trong việc tìm ra loại gien giúp giống lúa này có mức sản lượng cao hơn.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, khi mực nước tăng thêm, sự tích luỹ hóc-môn êtylen của giống lúa này làm tăng hoạt động của gien SNORKEL, giúp thân lúa phát triển nhanh hơn. Khi các nhà nghiên cứu đưa loại gien này vào giống lúa không có khả năng sống trong môi trường nước sâu, loại gien này giúp giống lúa thoát khỏi tình trạng bị ngập úng.  
Motoyuki Ashikari, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết nhóm nghiên cứu hi vọng loại gien này sẽ được đưa vào giống lúa trồng rộng rãi tại khu vực Đông Nam Á. nhằm ổn định sản lượng tại những vùng ngập lụt nơi các giống lúa có khả năng chống chịu ngập lụt tại đây có mức sản lượng thấp, chỉ bằng 1/4 tới 1/3 sản lượng các giống lúa thường khác.
Ashikari cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã thử nghiệm thành công loại gien này trên giống lúa "Japonica" của Nhật Bản và hiện đang có kế hoạch thử nghiệm tại các nước như Việt Nam, Thái Lan, Myanma, Bangladesh và Cam-pu-chia.
Tại một số khu vực, mưa lớn khiến nước dâng cao gây ảnh hưởng đến vụ mùa và lũ lụt có thể nhấn chìm các ruộng lúa trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Gạo là lương thực thiết yếu cho hàng tỷ người trên thế giới. Hơn 30% diện tích lúa của Châu Á và 40% diện tích lúa của Châu Phi được trồng hoặc tại những vùng đất thấp hoặc những vùng nước sâu. 

Linh Chi – Theo CBS

Số lần xem trang : 15538
Nhập ngày : 21-08-2009
Điều chỉnh lần cuối : 21-08-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Hội thảo Sen Đồng Tháp 01-9-2017(05-09-2017)

  Biển, đảo Việt Nam-Nguồn cội tự bao giờ(27-04-2016)

  Thần đồng piano gốc Việt Evan Le(04-04-2016)

  Hoàng Sa Việt Nam: nổi đau mất mát(31-07-2014)

  National Geographic công bố 12 bức ảnh(07-01-2016)

  Phát hiện trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser(03-07-2013)

  Đài Loan phát triển thành công gạo loại nhiều màu(10-06-2013)

  IRRI phát triển thành công giống lúa siêu chịu mặn(18-04-2013)

  Bảo tồn gene lúa ở IRRI(08-04-2013)

  Nghiên cứu bộ gene cây đào để sản xuất nhiên liệu(29-03-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007