Phạm Văn Hiền
(Agroviet-26/8/2009): Singapore đã phát triển công nghệ lẫy mẫu DNA của cây và xây dựng cơ sở dữ liệu về phần này. Mục đích nhằm chống tình trạng khai thác gỗ lậu thông qua việc chứng minh được xuất xứ của các sản phẩm làm từ gỗ.
Nếu nước ta làm được thì tình trạng lâm tặc có giảm không bạn?
Cho đến nay mới chỉ có các công trình nghiên cứu về DNA của người và động vật. Các nhà khoa học Singapore cho biết, hệ gien của cây dài gấp 60 đến 100 lần so với hệ gien của người.
Với hệ gien của cây, các nhà khoa học Singapore có thể xác định được những điểm khác biệt về gien giữa từng cây, ngay cả những cây trong cùng một loài và vạch ra những thay đổi này căn cứ vào vị trí địa lý của cây trong cơ sở dữ liệu.
Kỹ thuật này có thể được sử dụng nhằm tìm ra nguồn gốc của cây tạo nên các sản phẩm gỗ riêng biệt.
Các nhà khoa học cho biết kỹ thuật này cũng có thể được áp dụng trong trường hợp DNA không còn rõ ở các sản phẩm gỗ đã qua chế biến. DNA này khi đó vẫn có thể được ghép nối với cơ sở dữ liệu nhằm tìm ra nguồn gốc của các sản phẩm gỗ này.
Thế giới bắt đầu chú ý đến tình trạng khai thác gỗ trái phép vào năm 1965 khi Brazil thực hiện đạo luật đầu tiên của mình chống lại tình trạng này. Từ đó, tình trạng khai thác gỗ trái phép ở Amazon đã giảm từ hơn 80% xuống dưới 50% (số liệu của Ngân hàng Thế giới World Bank).
Vấn nạn này đặc biệt nghiêm trọng tại Châu Á. Ngân hàng Thế giới ước tính 80% gỗ của Indonesia là khai thác trái phép. Con số này còn cao hơn tại Campuchia.
Khai thác gỗ trái phép khiến thế giới hàng năm bị thiệt hại 10 tỷ USD ( 6 tỷ bảng Anh). Tình trạng này cũng làm ảnh hưởng đến sinh kế của 1 tỷ người trên trái đất.
Linh Chi - TheoBBC NEWS
Số lần xem trang : 15608 Nhập ngày : 26-08-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Đề xuất cách chấm điểm nhà khoa học(21-04-2009) Cách mạng xanh mới: Hãy đầu tư cho nông nghiệp và Công nghệ (17-04-2009) Áp lực khiến loài người tiến hoá nhanh hơn(13-04-2009) Công nghệ lấy điện năng ... từ cây(31-03-2009) Thành phố siêu sạch tại Đan Mạch(16-03-2009) Giải pháp phát triển ngành điều Việt Nam(06-03-2009) Giống mía có triển vọng rải vụ tại vùng mía Sóc Trăng(05-03-2009) Vì sao ruộng mía cháy? (03-03-2009) Câu chuyện của người tự học(26-02-2009) Cây chạy trốn biến đổi khí hậu(20-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|