Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 245
Toàn hệ thống 697
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Nhiều loại giống cây trồng quý ở Việt Nam đã và đang trong tình trạng xói mòn nghiêm trọng, nhất là giống cây trồng bản địa tại các khu vực miền núi, vùng sâu. Sự mất mát này là thiệt hại lớn cho chương trình nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng ở nước ta. Hệ thống giống nông hộ: Hiện trạng và giải pháp giúp bạn hiểu thêm về những thông tin tài nguyên di truyền ngày càng bị xói mòn ở nông hộ nước ta.

Còn bài viết sau là lới cảnh báo của IIED.

 

Nông dân ở các nước nghèo đang mất dần các loại giống cây trồng truyền thống do sự quản lý chặt của các công ty kinh doanh mặt hàng này, khiến họ khó ứng phó với biến đổi khí hậu trong canh tác.

Trên đây là cảnh báo do Viện Quốc tế về môi trường và phát triển (IIED), một tổ chức tư vấn có trụ sở ở London (Anh), đưa ra ngày 6-9 trước khi diễn ra hội nghị về giống cây trồng thế giới ở Rome (Ý).

IIED cho biết ở một số nơi trên thế giới, nông dân sử dụng nhiều loại giống khác nhau để gieo trồng như một biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ở nhiều nơi khác, các loại giống truyền thống đã được thay bằng một số loại giống “hiện đại” do các công ty phát triển và được nhà nước trợ giá. Điều này khiến sự đa dạng của các loại giống cây trồng truyền thống giảm nhanh chóng và có nguy cơ biến mất cùng với những đặc tính giá trị, như khả năng chống hạn hán và sâu bệnh.

Bà Krystyna Swiderska, người đứng đầu công trình nghiên cứu của IIED, cho rằng các chính phủ phương Tây và ngành công nghiệp hạt giống đang muốn lợi dụng Công ước quốc tế về bảo vệ sự đa dạng của các loại cây trồng mới để bảo vệ đặc quyền của các nhà kinh doanh hạt giống. Bà nhấn mạnh điều này sẽ tước đoạt nhiều hơn nữa quyền của nông dân và đẩy nhanh tốc độ giảm sút sự đa dạng về giống cây trồng, phương tiện để các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tú Anh (Theo Le Monde, Tuổi trẻ online)

Số lần xem trang : 15509
Nhập ngày : 10-09-2009
Điều chỉnh lần cuối : 11-09-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Đề xuất cách chấm điểm nhà khoa học(21-04-2009)

  Cách mạng xanh mới: Hãy đầu tư cho nông nghiệp và Công nghệ (17-04-2009)

  Áp lực khiến loài người tiến hoá nhanh hơn(13-04-2009)

  Công nghệ lấy điện năng ... từ cây(31-03-2009)

  Thành phố siêu sạch tại Đan Mạch(16-03-2009)

  Giải pháp phát triển ngành điều Việt Nam(06-03-2009)

  Giống mía có triển vọng rải vụ tại vùng mía Sóc Trăng(05-03-2009)

  Vì sao ruộng mía cháy? (03-03-2009)

  Câu chuyện của người tự học(26-02-2009)

  Cây chạy trốn biến đổi khí hậu(20-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007