Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 42
Toàn hệ thống 3047
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

Quả táo có hai màu, một nửa màu này, một nửa màu kia tưởng chừng chỉ có trong truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn vậy mà nó lại xuất hiện ở đời thực, với hai màu xanh và đỏ.

Khi ông Ken Morrish ở Anh nhìn thấy quả táo này trên một cây táo trong vườn của mình, ông đã nghĩ có ai đó nghịch ngợm vẽ đường chia cắt hai nửa quả táo, sau đó tô màu. Nhưng sau khi kiểm tra kỹ, ông nhận ra rằng sự chia hai màu xảy ra tự nhiên chứ không phải nhân tạo.
Và quả táo kỳ lạ đã làm ông Morrish thành người nổi tiếng nhất trong làng vì rất nhiều người tìm đến xếp hàng để xin chụp ảnh cùng quả táo. 

 

Còn ông Morrish, 72 tuổi, một hoạ sỹ đã nghỉ hưu, đang sống ở Colaton Raleigh, gần Sidmouth ở Devon thích thú quả táo đến nỗi ông quyết định sẽ không ăn nó, thay vào đó ông sẽ lưu trữ quả táo cẩn thận trong tủ lạnh để mọi người có thể đến chiêm ngưỡng.
Ông Morrish đã mang trái táo này đến cho các chuyên gia thực vật xem xét và kiểm tra. Các nhà thực vật học cũng đã ghi lại hình ảnh của nó và nhận định họ chưa bao giờ nhìn thấy quả táo kỳ lạ như vậy.
 
Các chuyên gia thực vật học nhận định, tỷ lệ dẫn đến có một quả táo kỳ lạ với đường biên giới chia đều hai nửa xanh và đỏ rõ ràng như vậy là 1/1.000.000, tức là cứ 1 triệu quả táo may ra mới có 1 quả khác thường. 

Ông Ken Morrish chụp ảnh cùng quả táo của mình.

Theo các chuyên gia, trong trường hợp này, bên màu đỏ của quả táo sẽ ngọt hơn bên xanh vì nó được hứng thụ nhiều ánh nắng mặt trời hơn trong quá trình phát triển.
Ông Morrish vui mừng nói: “Quả táo dường như được lấy bút chia cắt đường biên giới. Tôi không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy quả táo này. Đây hoàn toàn là hiện tượng do tự nhiên ban tặng. Quả táo có màu sắc như vậy có thể là do một sự đột biến gene ngẫu nhiên. Tôi không biết liệu nó có trị giá bao nhiêu tiền, nhưng tôi nhất định không ăn và cũng sẽ giữ cho nó không bị mất”.
 
John Vi phạm, chủ tịch Hiệp hội trái cây của Anh nhận xét: "Tôi chưa bao giờ thấy điều này xảy ra trước khi đến Golden Delicious. Quả táo thực sự rất hiếm và nó là một hiện tượng đột biến. Nếu cả vườn táo đều sinh ra những quả táo như thế này thì hay biết mấy”.
Hoàng Ngân - Nhật Minh - VTC news (Theo Dailymail)

Số lần xem trang : 14898
Nhập ngày : 28-09-2009
Điều chỉnh lần cuối : 20-10-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Hội thảo Sen Đồng Tháp 01-9-2017(05-09-2017)

  Biển, đảo Việt Nam-Nguồn cội tự bao giờ(27-04-2016)

  Thần đồng piano gốc Việt Evan Le(04-04-2016)

  Hoàng Sa Việt Nam: nổi đau mất mát(31-07-2014)

  National Geographic công bố 12 bức ảnh(07-01-2016)

  Phát hiện trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser(03-07-2013)

  Đài Loan phát triển thành công gạo loại nhiều màu(10-06-2013)

  IRRI phát triển thành công giống lúa siêu chịu mặn(18-04-2013)

  Bảo tồn gene lúa ở IRRI(08-04-2013)

  Nghiên cứu bộ gene cây đào để sản xuất nhiên liệu(29-03-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007