Phạm Văn Hiền GSTS. Nguyễn Văn Luật và TS. Lê Văn Bảnh viết bài "Hiệu quả kinh tế sinh thái của hệ thống canh tác lúa- tôm/cá " ở Diễn đàn Khuyến nông và Công nghệ “Sản xuất luân canh Tôm- Lúa ở ĐBSCL ” ngày 2-3 tháng 10, 2009 tại Khu Du lịch Mỹ Trà - đường Lê Duẩn, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Đây là một chủ đề lớn nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đặc sắc của nông nghiệp Việt Nam tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
I.- Hệ thống canh tác lúa- tôm/cá hướng tới nền nông nghiệp xsinh thái cho sản phẩm hữu cơ lành/ sạch
Hệ thống canh tác lúa – tôm/ cá là một hệ thống đa dạng, có tính kết hợp cao. Hệ thống này nên thực hiện, và có điều kiện thực hiện việc sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, của ngay nông hộ, làm giảm đầu tư năng lượng hóa thạch hay giảm đến mức không sử dụng phân hóa học và thuốc sát trùng, nên giảm rủi ro, môi trường lành sạch, giữ gìn sức khỏe của cư dân. Kinh nghiệm từ việc áp dụng hệ thống trên trong phạm vi nông hộ cho thấy có thể làm tăng hiệu quả kinh tế trên cơ sở giảm chi phí đầu vào đầu tư cho sản xuất.
Tính kết hợp trong hệ thống này là sự thể hiện ở dòng dinh dưỡng (năng lượng) trong chuỗi thức ăn giữa cây trồng (trên cạn, thủy sinh), vật nuôi (gia súc gia cầm, tôm cá). Các nông hộ thực hiện hệ thống này có thể xem như là một hệ thống canh tác hướng tới hệ thống sinh thái khép kín có tính bền vững cao: sản phẩm phụ hay chất thải của hệ thống canh tác này được hệ thống canh tác khác sử dụng như một đầu vào, do đó mà giảm được năng lượng hóa thạch.
Nông dân thực hiện canh tác lúa – tôm/ cá theo hình thức xen canh hay luân canh. Theo hình thức nào thì cũng có 3 điều lợi:
(i) So với chuyên canh lúa độ phì của đất tốt hơn. Cá nuôi trong ruộng lúa, nhất là ruộng lúa trồng theo hàng được bơi giữa 2 hàng lúa dễ dàng hơn, dễ bắt sâu bọ hơn, tuy không bằng vịt chạy đồng nhưng cũng có tác dụng phần nào xục bùn, đưa oxy xuống tầng sâu hơn, và thải phân vào ruộng làm tốt đất hơn cho lúa;
(ii) Nông dân trồng lúa ở ruộng cá rất thận trọng trong việc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu và trừ cỏ dại là ô nhiễm môi trường và độc hại cả cho cá lẫn người sử dụng.
(iii) Năng suất và giá trị sản xuất cả hệ thống NN gia tăng, giá thành giảm, do đó lợi nhuận thu về nhiều hơn, nếu đảm bảo đủ điều kiện vật chất cũng như trình độ công nghệ thực hiện hệ thống canh tác lúa – tôm/ cá.
Một kết quả khảo sát năm 2000 ở ĐBSCL của ĐHCT cho thấy người nông dân sử dụng nông dược thường ít quan tâm đến môi trường và sức khỏe của ngay bản thân mình. Chỉ có 37% nông dân sản xuất lúa cá và 35% sản xuất lúa độc canh chú ý đến IPM. Lượng thuốc sâu ở hệ canh tác lúa- cá giảm 48% đến 56% so với ruộng chuyên trồng lúa. Thuốc hóa học được dùng trong ruộng lúa –tôm/ cá cũng được lựa chọn lọai ít độc hơn. Như vậy, nuôi cá trong ruộng là là một cách góp phần hình thành tập quán cho nông dân áp dụng IPM. Như vậy, canh tác lúa – cá là một trong những biện pháp quản lý tổng hợp sâu bệnh – IPM.
Một kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi cá trong ruộng lúa giảm 35-36% tổng thu từ lúa, đồng thời chi phí sản xuất từ lúa cũng thấp 35% so với độc canh lúa. Thu họach từ ruộng sản xuất lúa – cá giảm do diện tích làm bờ bao và mương (trung bình 32%). Tổng sản lượng lúa cũng thấp hơn khỏang 5% do những lý do trên. Kết quả chung là, tổng thu nhập của cả mô hình tăng 32% so với chuyên canh lúa. Tuy niên, anh tác lúa- cá đòi hỏi trình độ kỹ thuật, tay nghề cao hơn sản xuất lúa đã có tập quán lâu đời, nhất là đồi với cá. Hơn nữa, so với sản xuất kinh doanh cá thì lúa lúa ít chịu ảnh hưởng của thị trường hơn, tất nhiên dễ bảo quản hơn
II.- Nghiên cứu hệ thống lúa- tôm/cá
+ Viện Lúa ĐBSCL
Ngày từ sau năm thành lập Viện (1977), các nhà khoa học đã quan tâm đến mô hình sản xuất lú- tôm/ cá theo kinh nghiệm nông dân. Mô hình đầu tiên, và thu hút nhất đến sự quan tâm của các nhà khoa học của các Viện, Trường ĐH là “VUÔNG” của lão nông Hai Hữu, đến năm 2000 ông Hai Hữu trở thành AHLĐ nhân giống lúa mới ở tỉnh Long An. Trên bờ bao trồng cây ăn trái, dưới mương thả tôm/ cá, ruộng trồng lúa. Đến mùa nước nổi, nước tràn đồng, cá lên ruộng; khi nước rút, cá lại xuống mương. Trên mặt mương, có dàn trồng khổ qua và các lọai rau leo dàn khác. Phong cảnh hữu tình. Khách đến không muốn đi. Chúng tôi đã nhiều lần đến nơi đây cùng lão nông Hai Hữu đánh giá giống lúa và bàn vụ tiếp. Hình ảnh cái VUÔNG ngày một in sâu vào tâm trí chúng tôi. Tiếp sau đó, Viện Lúa ĐBSCL đã thiết lập một chương trình nghiên cứu kinh nghiệm Nông- Lâm- Ngư kết hợp trong VUÔNG của các hộ nông dân ở ĐBSCL. Nhiều nhà khoa học của Viện đã tỏa đi nhiều vùng khác điều tra khảo sát kinh nghiệm trên trong các điều kiện sinh thái canh tác khác nhau trong sự sắp xếp kết hợp với nhiệm vụ chính là nghiên cứu giống và kỹ thuật canh tác lúa.
Đến thập kỷ 80, Viện đã có chương trình nghiên cứu từ khảo sát điều tra, đến xây dựng 10 mô hình nông- lâm- ngư kết hợp tổng số khỏang 50 ha trong khuôn khổ cánh đồng nhân giống lúa 250 ha. Kết hợp san phẳng mặt ruộng để nhân lọc giống lúa, một con mương bao quanh. Kết quả nghiên cứu bước đầu tại Viện và điều tra khảo sát kinh nghiệm nông dân đã được tổng hợp, được báo cáo tại các Hội thảo khoa học do IRRI tổ chức ở Chiang Mai Thái Lan năm 1998, và tổ chức Quốc tế về môi trường tại Leningrat, Liên Xô năm 1999 (trước khi tan rã). Một điều lý thú mà Viện Lúa Quốc tế IRRI cho biết: sau viếng thăm Viện Lúa ĐBSCL của các nhà khoa học Mianma, một nghiên cứu viên cao cấp đã lập một tờ trình lên Chính Phủ Mianma về dự án nông –lâm- ngư kết hợp theo kinh nghiệm của Việt Nam,dự án được chấp thuận và cấp vốn thực thi, nhà khoa học đó được Chính phủ Mianma bổ nhiện Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mianma.
Khi cấm vận vừa được xóa bỏ, Viện JIRCAS Nhật Bản sang ta, đến Bộ Nông nghiệp xin được hợp tác với Viện Lúa ĐBSCL, căn cứ vào báo cáo của Viện về nông- lâm- ngư kết hợp mà họ có được. Việc hợp tác này dần được mở rộng đến Đại học Cần Thơ, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, Viện Cây Ăn Quả Miền Nam và tới miền Bắc Việt Nam. Ta đã tranh thủ được nhiều triệu USD cùng với nhiều nhà khoa học Nhật sang hợp tác nghiên cứu.
Kế tục và phát triển nghiên cứu trên đã được PGS.TS Dương Văn Chín, Phó Viện Trưởng Viện Lúa thực hiện ngay từ những năm trước khi sang Ấn Độ lấy bằng Thạc sỹ, rồi Tiến sỹ. Kết quả nghiên cứu của PGS Chín và cộng sự có nhiều giá trị thực tế và khoa học, đã báo cáo nhiều nơi ở trong và ngòai nước, và ở ngay trong Diễn đàn và Khuyến nông hôm nay. PGS Chín là một trong những nhà khoa học của Viện Lúa ĐBSCL được Giải Thưởng Hồ Chí Minh (giải thưởng cao nhất dành cho các nhà khoa học) về đề tài Giống và kỹ thuật canh tác lúa cho vùng ĐBSCL.
Các nhà khoa học của Viện Lúa ĐBSCL đã có những nỗ lực phát huy ý tưởng nghiên cứu tổng hợp ngòai khuôn viên của Viện đế đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Một trong những nỗ lực đó là của TS. Lê Thị Dự về nghiên cứu triển khai “Phát triển nông nghiệp tích hợp”. Ts Lê Thị Dự là tổ trưởng tập thể nữ được giải thưởng Kovalepxkaja về tập đòan giống lúa cực sớm OMCS. Đây là lọai đề tài cùng lúc cải thiện nhiều họat động sản xuất của nông hộ, trong đó họat động sản xuất này có tác dụng tăng hiệu quả sản xuất của họat động khác, dẫn tới tăng tổng sản lượng và thu nhập tăng, đồng thời giảm chi phí sản xuất, nhất là giảm phân hóa học và thuốc sát trùng.
Lọai đề tài mang tính tổng hợp trên đang được thực hiện ở hàng chục nông hộ ở hai tỉnh Trà Vinh và tỉnh Bặc Liêu ở vùng có nhiều người dân tộc Khmer nuôi bò, do Ts Lê Thị Dự làm chủ nhiệm, Sở Khoa học Công nghệ là cơ quan quản lý. Phần lớn các họat động sản xuất của nông hộ được cải thiện bằng những biện pháp kỹ thuật thích hợp. Trong đó, có hai nội dung chuyển giao công nghệ mới là
(i) sử dụng chế phẩm EM dễ tìm mua, không mắc (đắt) dùng để khử mùi hôi thối của phân và nước tiểu gia súc, đồng thời xây dựng tập quán tận thu nước tiểu bò có xử lý bằng dung dịch chế phẩm sinh học EM đổ xuống ao nuôi tôm/ cá vừa làm sạch môi trường nước, vừa làm thức ăn cho tôm/ cá; ủ phân bón cho lúa, bắp, tần ô, hành lá, rau cải.Cách dùng chế phẩm sinh học EM xử lý nước tiểu bò làm phân đạm hữu cơ không khai thối, bón cho cây trồng, hay vừa làm thức ăn, vừa làm sạch ao tôm cá: Chuồng bò thiết kế với nền có rãnh hai bên, độ dốc về phía rãnh, nước tiểu đựơc dẫn tới can nhựa. Khi can chứa gần đầy nước tiểu thì lấy ra, rót chế phẩm EM nồng độ 10%, cứ 10 lít nước tiểu thì pha vào 1 lít chế phẩm EM. Pha 10 lít nước lã vào dung dịch hỗn hợp trên, rồi đem sử dụng, phun tưới cho cây trồng, hay đổ xuống ao hồ nuôi tôm/ cá.
(ii) nuôi trùn quế bằng phân bò sau khi ủ có xử lý bằng dung dịch EM. Dùng phân bò sau nuôi trùn quế bón cho rau, màu, lúa, bắp, cỏ voi nuôi bò. Đặc biệt là kinh nghiệm dùng cối xay sinh tố xay trùn quế, trộn với thức ăn công nghiệp nuôi tôm, giảm được 30-40% thức ăn công nghiệp chứa đạm.
+ Nghiên cứu mô hình hệ thống canh tác hiệu quả cao
Đến nay, đã có những đề tài/ họat động nghiên cứu hệ thống canh tác hiệu quả cao theo hướng bền vững về thu nhập cho nông hộ, cũng như bền vững môi trường sinh thái, do giảm năng lượng hóa thạch (phân hóa học, thuốc sát trùng). Trong số những đề tài/ dự án này có các đề tài được thực thi tại huyện Cờ Đỏ TP Cần Thơ và thực thi ở huyện Tam bình, tỉnh Vĩnh Long. Những đề tài làm cơ sở dữ liệu và số liệu viết luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp đều được thực hiện trong ba năm liền: 2004, 2005 và 2006. Họat động nghiên cứu của PGS.TS. Dương Văn Chín chủ yếu do tâm huyết mong muốn đóng góp với bà con nông dân thì bắt đầu bằng nhiều năm trước đó, và có báo cáo riêng trong diễn đàn này.
Trong số hàng chục hệ thống canh tác ở địa phương thì hệ thống nào có luân canh lúa- cá/tôm đều có lợi nhuận cao. Một trong những kết quả nghiên cứu được trình bầy trong bảng sau:
Được đăng bởi Hoang Kim vào lúc 9/25/2009
Số lần xem trang : 14950 Nhập ngày : 28-09-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Chia sẻ dạy & học Gien cây trồng bản địa(08-01-2009)
|