Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 818
Toàn hệ thống 1332
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Trường hợp nghiên cứu (Case study) là một công cụ hữu hiệu của phương pháp học tập tích cực. Thảo luận trường hợp nghiên cứu điểm của môn học Hệ thống canh tác (Farming systems) giúp chúng ta hiểu rõ tình huống, mong đợi và nguồn lực cụ thể của nông hộ, từ đó tìm ra căn cơ của "vấn đề" để cùng người dân xây dựng hệ thống canh tác và tìm ra giải pháp kỹ thuật bền vững.

Các case study này là tình huống giả định hoặc hư cấu, tác giả viết cho học phần Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác. Các bạn SV07NHA và SV07NHB tham khảo trước, phân nhóm và chúng ta cùng thảo luận.

Nôi dung case study 1: Câu chuyện buôn Um của đồng bào Êđê

Câu chuyện buôn Um của đồng bào Êđê

ở xã Ea pal, huyện Eakar, tỉnh Đăklăk *

 
            Phạm Văn Hiền
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
 
Buôn Dung, xã Krông Jing, huyện M’Drăk, tỉnh Daklak là một buôn người dân tộc Êđê của hai tộc họ Niê và Mlô. Trước đây buôn Dung sống ở chân ngọn núi Chư Păk hùng vĩ thuộc huyện Eakar. Sau bao mùa nương rẫy phải xa rời quê hương do chiến tranh, nay buôn về lại với núi rừng cũ đã ba mùa rẫy. Để cắt cái nghèo cái đói, bỏ cái khổ cái cực lại đất bên đó, già làng và trưởng buôn họp dân quyết định đổi tên buôn, từ nay tên buôn mới là: Buôn Um thuộc xã Ea pal, huyện Ea kar, tỉnh Daklak.
 
Chuyện cũ còn dài như con sông, con suối chảy vô tận từ núi rừng vào lòng đất mẹ, .v.v...
 
Vậy mà qua đất mới, cái đói vẫn đeo đuổi đi theo làm cái bụng của trưởng buôn nó thương dân làng nên không yên được, nhân dịp đi thăm người bà con ở buôn gần huyện Eakar, trưởng buôn nghe dân làng trên đó nói chuyện say sưa về nhà máy mía lớn ở gần TP. Buôn Ma Thuột, nó tò mò và quyết định lên xem cho sướng cái bụng.
 
Thế là trưởng buôn lặn lội lên xem nhà máy mía và đúng vậy, nhà máy mía đường lớn quá, bao nhiêu cây mía cũng không đủ no cho cái bụng của nhà máy, cán bộ nhà máy hướng dẫn cho nó tham quan nhà máy và còn tính giúp cho nó, là không cần làm lúa, chỉ trồng cây mía thôi dân làng cũng không đói và mau giàu.
 
Nóng lòng cho dân làng quá, nó mời mấy anh cán bộ nhà máy về thăm buôn. Đoàn về thăm buôn và sau đó khảo sát đất, họ còn lấy mấy kg đất đem lên tỉnh, nghe đâu để nghiên cứu đất trồng mía gì đó.
 
Thời gian trôi qua sau một con trăng tròn trèo qua đỉnh núi, cán bộ khuyến nông của nhà máy lại đến buôn đông vui như ngày hội, họ tổ chức dạy dân buôn trồng cây mía, họ cho xe chở giống mía về để trồng, chở phân về để bón cho mía, .. .. tiền đầu tư Nhà nước cho vay cuối vụ mía mới hoàn trả.
 
Theo bạn chương trình mía đường cho buôn có thành công không? 
Cách tiếp cận của chương trình?
 
 
 
 
*: Trường hợp nghiên cứu là giả định, hư cấu để các bạn thảo luận, tác giả không ám chỉ một trường hợp cụ thể ngoài thực tế.

 

Số lần xem trang : 14908
Nhập ngày : 28-09-2009
Điều chỉnh lần cuối : 11-10-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Đề cương - Bài giảng

  Bài tập môn Hệ thống canh tác cho Lớp DH07NH A và B(22-10-2009)

  Case study 3: Giống ngô mới là giống ngô giành cho nhà giầu(11-10-2009)

  Case study 2: Câu chuyện nước sạch ở xã YM *(11-10-2009)

  Đề cương môn học Hệ thống canh tác (Farming systems)(11-12-2008)

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007