Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 389
Toàn hệ thống 848
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Các nhà hóa học thuộc Đại học Liên bang Minas Gerais của Brazil vừa tuyên bố phát minh một phương pháp mới hấp thụ khí thải CO2 từ các cơ sở công nghiệp bằng cách lắp đặt các hạt lọc bằng sứ vào ống khói của các nhà máy.
 

 

Biện pháp này có thể áp dụng cho các nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất ximăng, nhà máy nhiệt điện, hoặc các cơ sở công nghiệp nhỏ sử dụng chất đốt như lò bánh mì… 

Giáo sư hóa học Geraldo Migela Lina cho biết, các hạt lọc có màu trắng và đường kính khoảng 0,5cm, hấp thụ CO2 qua một phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao. Tốc độ hấp thụ phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm. Thứ nhất là lượng khí CO2 hấp thụ lớn. Các hạt lọc này có khả năng hấp thụ tới 40% lượng khí tiếp xúc bề mặt với chúng và nhóm nghiên cứu đang cố gắng nâng tỷ lệ này lên 60%. Đây là chỉ số cao so với các phương pháp thông dụng hiện tại, thường có tỷ lệ hấp thụ 12-20%.

Thứ hai là hạt lọc hấp thụ CO2 trước khi loại khí gây hiệu ứng nhà kính này tiếp xúc với không khí. Thứ ba là các hạt sứ sau khi đã hấp thụ bão hòa có thể xử lý hóa học để tái sử dụng, hoặc dùng làm nguyên liệu trong các ngành hóa chất, sản xuất nhựa hoặc dệt may.

Một hạt lọc có thể sử dụng 10 lần trước khi thải loại, và nhờ đó công nghệ này được coi là có giá thành thấp.

Hiện tại công thức hóa học của loại sứ đặc chủng này vẫn được giữ bí mật và đang trong giai đoạn xin cấp phép.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết tỷ lệ giữa khối lượng chất liệu lọc và khối lượng CO2 được hấp thụ còn tùy thuộc vào cấu trúc từng nhà máy, nhưng trong khoảng 1kg hạt lọc/500g CO2.

Brazil là một trong những nước thải ra khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính cao nhất thế giới với khoảng 2 tỷ tấn/năm, trong đó 25% là từ các cơ sở sản xuất công nghiệp./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Số lần xem trang : 15517
Nhập ngày : 13-11-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  2009 bội thu những khám phá thực vật(31-12-2009)

  Nuôi cấy giống ngô có tính chống chịu mặn cao(21-12-2009)

  Thiếu nữ 19 thành giáo sư trẻ nhất thế giới(07-12-2009)

  Nhận biết thuốc trừ sâu bằng que thử (07-12-2009)

  Táo tươi giòn trong nhiều tháng(22-11-2009)

  Khám phá xác ướp động vật ở Ai Cập(29-10-2009)

  Thực vật cũng nhận biết 'giọt máu đào(26-10-2009)

  Vẻ đẹp “cây ăn thịt”(24-10-2009)

  Biến phân thành tiền(19-10-2009)

  Gạo chín không cần nấu(15-10-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007