Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 267
Toàn hệ thống 3098
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

QUYẾT ĐỊNH của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 52/2003/QĐ-BNN ngày 02/4/2003 về việc ban hành Quy định về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới; Quy định về đặt tên giống cây trồng mới.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 
    Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ NN & PTNT; Nghị định số 07/CP ngày 05 tháng 02 năm 1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng; Thông tư số 02/NN-KNKL-TT ngày 01 tháng 3 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 07/CP của Chính phủ về quản lý giống cây trồng; Thông tư số 62/2001/TT-BNN ngày 05 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc ban hành Thông tư hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005.
    Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Cục trưởng Cục Khuyến nông - khuyến lâm.
 
QUYẾT ĐỊNH
 
Điều 1. Ban hành:
    - Quy định về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
    - Quy định về đặt tên giống cây trồng mới.
 
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những văn bản trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ.
 
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm, Cục trưởng Cục Khuyến nông - khuyến lâm, Thủ trưởng và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thứ trưởng
 
 
 
BÙI BÁ BỔNG
 

 
QUY ĐỊNH về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới
(ban hành kèm theo Quyết định số 52/2003/QĐ-BNN-KHCN ngày 02/4/2003).
 
Điều 1. Mục đích
1.1. Quy định này xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới, nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công tác khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
 
1.2. Khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới nhằm xây dựng Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và hạn chế thấp nhất rủi ro cho nông dân khi sử dụng giống mới.
 
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
- Phạm vi áp dụng đối với tất cả các giống cây trồng nông nghiệp mới được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội, trước khi sản xuất đại trà phải được khảo nghiệm và công nhận để đưa vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
 
Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Khảo nghiệm quốc gia (Official Testing): Là hình thức khảo nghiệm do các cơ quan chuyên môn được Bộ NN & PTNT công nhận hoặc chỉ định (gọi tắt là cơ quan khảo nghiệm) tiến hành đối với các giống cây trồng mới của mọi tổ chức, cá nhân theo quy phạm thống nhất.
 
3.2. Khảo nghiệm tác giả (Breeder Testing): Là hình thức khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân tự thực hiện theo quy phạm thống nhất, dưới dự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
 
3.3. Khảo nghiệm DUS: Là quá trình đánh giá tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability) của giống mới theo Quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng.
 
3.4. Khảo nghiệm VCU: Là quá trình đánh giá giá trị canh tác và sử dụng (Value of Cultivation and Use) của giống mới theo Quy phạm khảo nghiệm VCU đối với từng loài cây trồng. Giá trị canh tác và sử dụng của giống mới là các đặc tính liên quan đến năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, khả năng sản xuất hạt giống...
 
3.5. Giống công nhận tạm thời (trước đây gọi là giống khu vực hoá): Là giống cây trồng nông nghiệp mới đã qua khảo nghiệm quốc gia hoặc tác giả, đáp ứng tiêu chuẩn, được Bộ NN & PTNT công nhận tạm thời.
 
3.6. Sản xuất thử: Là quá trình sản xuất với các giống đã được công nhận tạm thời trên diện tích nhất định trong điều kiện sản xuất đại trà.
 
3.7. Giống công nhận chính thức (trước đây gọi là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật): Giống cây trồng nông nghiệp mới đã qua sản xuất thử, đáp ứng tiêu chuẩn, được Bộ NN & PTNT công nhận chính thức.
 
Điều 4. Hình thức khảo nghiệm
4.1. Khảo nghiệm quốc gia: Các giống cây trồng thuộc các loài sau đây phải khảo nghiệm quốc gia:
    - Cây lương thực: Lúa, ngô.
    - Cây rau: Cà chua.
    - Cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc, đậu tương.
    - Cây công nghiệp dài ngày: Chè, cà phê.
    - Cây ăn quả: Cam, dứa.
 
4.2. Khảo nghiệm tác giả: Các giống cây trồng không thuộc các loài phải khảo nghiệm quốc gia (mục 4.1) được khảo nghiệm tác giả.
 
4.3. Bộ trưởng Bộ NN & PTNT quyết định bổ sung hoặc loại bỏ những loài cây trông nông nghiệp trong danh mục phải khảo nghiệm quốc gia theo yêu cầu của sản xuất.
 
Điều 5. Trình tự và thủ tục khảo nghiệm
    Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đăng ký khảo nghiệm.
5.1. Với tổ chức và cá nhân đăng ký khảo nghiệm quốc gia.
a. Nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm và các tài liệu khác có liên quan về Cục Khuyến nông - khuyến lâm (mẫu 1).
b. Ký hợp đồng với cơ quan khảo nghiệm theo quy định hiện hành.
c. Nộp báo cáo kết quả khảo nghiệm về Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm và cùng với đơn vị khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm trước Hội đồng khoa học công nghiệp của Bộ NN & PTNT.
 
5.2. Với tổ chức và cá nhân đăng ký khảo nghiệm tác giả
a. Nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm và các tài liệu khác có liên quan về Cục Khuyến nông - khuyến lâm (mẫu 1).
b. Thực hiện khảo nghiệm theo quy định hiện hành.
c. Nộp báo cáo kết quả khảo nghiệm về Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm và báo cáo kết quả khảo nghiệm trước Hội đồng khoa học công nghệ Bộ NN & PTNT.
 
5.3. Với tổ chức và cá nhâ đăng ký khảo nghiệm các giống cây trồng chưa có Quy phạm khảo nghiệm.
a. Tự xây dựng Quy trình khảo nghiệm và thống nhất với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương trước khi khảo nghiệm.
b. Nộp báo cáo kết quả khảo nghiệm vệ Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm và báo cáo kết quả khảo nghiệm trước Hội đồng khoa học công nghệ Bộ NN & PTNT.
 
Điều 6. Trình tự và thủ tục sản xuất thử
    Tổ chức, cá nhân có giống sản phẩm thử thực hiện:
    - Ký hợp đồng với các đơn vị, cá nhân tiến hành sản xuất thử.
    - Báo cáo với Cục Khuyến nông và khuyến lâm, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương, Sở NN & PTNT về diện tích và địa điểm sản xuất thử.
    - Gửi báo cáo kết quả sản xuất thử về Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm và báo cáo kết quả sản xuất thử trước Hội đồng khoa học công nghệ Bộ NN & PTNT.
 
Điều 7. Trình tự thủ tục và tiêu chuẩn nhận giống.
7.1. Công nhận tạm thời
7.1.1. Trình tự thủ tục:
a. Giống mới qua khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn thì tổ chức, cá nhân có giống lập Hồ sơ xin công nhận tạm thời gửi cho Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin công nhận tạm thời.
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm của cơ quan khảo nghiệm.
- Ý kiến của Cục Khuyến nông và khuyến lâm.
b. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng khoa học công nghệ. Bộ trưởng Bộ NN & PTNT quyết định công nhận tạm thời giống cây trồng nông nghiệp mới.
c. Thời gian công nhận tạm thời tối đa không quá 3 vụ đối với cây ngắn ngày và không quá 3 vụ thu hoạch liên tiếp đối với cây dài ngày.
 
7.1.2. Tiêu chuẩn công nhận tạm thời:
a. Giống mới đáp ứng tiêu chuẩn về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (DUS).
b. Giống mới có giá trị sử dụng và canh tác tốt hơn giống đối chứng, thể hiện ở ít nhất một trong số các mặt sau:
- Năng suất cao hơn từ 10% trở lên hoặc
- Chất lượng (dinh dưỡng, ăn uống, xuất khẩu, chế biến...) tốt hơn rõ rệt hoặc
- Có những đặc tính nông học tốt như thời gian sinh trưởng phù hợp, kháng sâu bệnh, có khả năng chống đổ, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi (hạn, úng, nóng, lạnh, phèn, mặn...),...
c. Giống mới có tên gọi phù hợp với Quy định về đặt tên giống cây trồng mới của Bộ NN & PTNT.
d. Diện tích để công nhận tạm thời đáp ứng quy định tại Phụ lục 2.
 
7.2. Công nhân chính thức
7.2.1. Trình tự thủ tục
a. Giống công nhận tạm thời được phép sản xuất thử tại các vùng sinh thái phù hợp. Giống qua sản xuất thử đạt tiêu chuẩn thì tổ chức, cá nhân có giống lập Hồ sơ công nhận chính thức gửi về Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin công nhận chính thức.
- Báo cáo kết quả sản xuất thử và quy trình kỹ thuật.
- Ý kiến của Cục Khuyến nông và khuyến lâm.
- Ý kiến đánh giá của Sở NN & PTNT nơi sản xuất thử.
- Ý kiến của tổ chức, cá nhân khác (nếu có).
b. Giống mới có thể được đề nghị công nhận đặc cách nếu kết quả khảo nghiệm cho thấy giống đặc biệt xuất sắc hoặc sau khi công nhận tạm thời từ 1 - 2 vụ đối với cây ngắn ngày hoặc 1 - 2 vụ cho thu hoạch liên tiếp đối với cây dài ngày, giống đạt các tiêu chuẩn công nhận chính thức.
c. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng khoa học công nghệ, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT quyết định công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới.
d. Tổ chức, cá nhân có giống sản xuất thử phải đền vụ thiệt hại cho người sản xuất thử nếu do giống gây ra.
 
7.2.2. Tiêu chuẩn công nhận chính thức
a. Giống qua công nhận tạm thời vẫn thoả mãn các tiêu chuẩn ở mục 7.1.2.
b. Diện tích sản xuất thử đáp ứng quy định tại Phụ lục 3.
c. Sở NN & PTNT nơi sản xuất thử chấp nhận mở rộng vào sản xuất đại trà.
 
Điều 8. Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan.
8.1. Cơ quan thuộc Bộ NN & PTNT.
8.1.1. Cục Khuyến nông và khuyến lâm: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin đăng ký khảo nghiệm; thẩm định hồ sơ, trả lời chậm nhất sau 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cấp giấy phép khảo nghiệm; giám sát quá trình khảo nghiệm, sản xuất thử với các giống cây trồng nông nghiệp mới.
8.1.2. Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm:
- Tiếp nhận hồ sơ kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử, tổ chức thẩm định và trình Bộ trưởng công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
8.1.3. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương là cơ quan đầu mối về chuyên môn nghiệp vụ giúp Bộ NN & PTNT (Vụ Khoa chọc công nghệ và chất lượng sản phẩm, Cục Khuyến nông và Khuyến lâm) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng mới. Hướng dẫn và giám sát tổ chức cá nhân thực hiện khảo nghiệm.
8.1.4. Hội đồng khoa học công nghệ Bộ NN & PTNT có trách nhiệm thẩm định và tư vấn cho Bộ trưởng về việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
 
8.2. Sở NN & PTNT: Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sản xuất thử giống cây trồng nông nghiệp mới trên địa bàn của địa phương mình.
 
Điều 9. Phí, lệ phí khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới
    Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu giống cây trồng nông nghiệp mới khi đăng ký khảo nghiệm và công nhận giống phải nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành.
 
Điều 10. Điều khoản thi hành
    Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới phải thực hiện đầy đủ Quy định này. Nếu làm trái, gây hậu quả xấu cho sản xuất sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
 
KT. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thứ trưởng
 
 
 
BÙI BÁ BỔNG
 

Số lần xem trang : 14879
Nhập ngày : 28-02-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Tiêu chuẩn-Qui trình kỹ thuật-Qui phạm khảo nghiệm

  Tiêu chuẩn ngành 10TCN 479-2001: Quy trình nhân giống cà phê vối bằng phương pháp ghép(13-11-2009)

  Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 339: 2006 - Cây đậu phụng(17-03-2009)

  Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 219: 2006 - Cây Cà chua(17-03-2009)

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007