Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1218
Toàn hệ thống 1771
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một sự thật hiện hữu, hậu quả của nó tác động đến sản xuất nông nghiệp là nghiêm trọng chưa dự báo được, cây ngón biển là một phát hiện mới của ngành nông nghiệp thế giới, mở ra một triển vọng cho sản xuất nông nghiệp vùng ngập mặn hoặc khô hạn do tác động của biến đổi khí hậu. Mời bạn tham khảo.

(Mard-3/3/2010): Một loại rau thảo dược có vị mặn, cứng và giòn có thể tạo nên cuộc cách mạng trong ngành nông nghiệp tại khu vực Trung Đông do loại cây này cung cấp thực phẩm, cỏ khô và nhiên liệu mà không tiêu tốn nước.

Cây ngón biển - loại cây có thể trồng được ở cả vùng nước mặn và vùng nước ngọt vốn là một loại cây thực phẩm. Tuy nhiên, với giá cả năng lượng ngày một tăng và vấn đề ấm lên toàn cầu ngày một cấp thiết, loài cây chịu được mặn này được phát hiện có những lợi ích khác.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Arizona, các hạt của cây ngón biển có lượng dầu chiếm 30% trọng lượng của hạt. Lượng dầu này gần gấp đôi lượng dầu của đậu tương. Loại hạt này có thể thu hoạch và ép lấy dầu thực vật hoặc chế biến làm loại nhiên liệu máy bay.
70% khối lượng còn lại của hạt có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc, trong khi thân cây có thể sử dụng làm cỏ khô hoặc làm vật liệu xây dựng.
Hassan El-Shaer, Chủ tịch của Hiệp Hội Nghiên cứu về Cây chịu mặn quốc tế cho biết: Cây ngón biển có thể tạo nên một hướng đi mới cho ngành nông nghiệp. Loại cây này sống được trong nước mặn, do đó con người có thể trồng chúng tại những khu vực mà nước và đất quá mặn không thể trồng được các loại cây nông nghiệp truyền thống.
Việc trồng các loại cây chịu được mặn tại khu vực Trung Đông có thể tận dụng được hàng triệu ha đất khô cằn không thể trồng trọt được trong khi bảo tồn được nguồn nước ngọt quý giá và đem lại những nguồn lợi về kinh tế cho người dân địa phương.
Nhu cầu về cây ngón biển tăng trong những năm gần đây do các chính phủ và các ngành công nghiệp tìm kiếm nguồn năng lượng có khí thải các – bon thấp. Loại cây này không cạnh tranh với các loại cây khác về đất trồng hay nguồn nước. Một dự án đang được thực hiện tại miền bắc Mexico về trồng cây ngón biển tạo nguồn nhiên liệu nông nghiệp cho ngành hàng không.
Vào tháng 1, Viện Khoa học và Công nghệ Masdar, Honeywell’s UOP, Boeing và Etihad Airways công bố các kế hoạch trồng cây ngón biển tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất nhằm tạo nguồn nhiên liệu nông nghiệp cho ngành hàng không. Dự án này sẽ xây dựng một hệ sinh thái bao gồm các ao cá, các cánh đồng trồng cây ngón biển và các đầm lầy ngập mặn.
Giáo sư Scott Kennedy cho biết: Đây là một hệ thống tổng hợp nơi chất thải của quá trình này trở thành nguyên liệu đầu vào của quá trình khác. Các ao nuôi tôm và cá sẽ tạo nguồn phân bón hữu cơ cho các cánh đồng trồng cây ngón biển được tưới bằng nước mặn.
Hệ thống tích hợp nông nghiệp được thực hiện thử nghiệm trên diện tích 200 ha ở các khu vực mặn gần Abu Dhabi.  
Linh Chi – Theo redorbit

 

 

Số lần xem trang : 15721
Nhập ngày : 03-03-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Đề xuất cách chấm điểm nhà khoa học(21-04-2009)

  Cách mạng xanh mới: Hãy đầu tư cho nông nghiệp và Công nghệ (17-04-2009)

  Áp lực khiến loài người tiến hoá nhanh hơn(13-04-2009)

  Công nghệ lấy điện năng ... từ cây(31-03-2009)

  Thành phố siêu sạch tại Đan Mạch(16-03-2009)

  Giải pháp phát triển ngành điều Việt Nam(06-03-2009)

  Giống mía có triển vọng rải vụ tại vùng mía Sóc Trăng(05-03-2009)

  Vì sao ruộng mía cháy? (03-03-2009)

  Câu chuyện của người tự học(26-02-2009)

  Cây chạy trốn biến đổi khí hậu(20-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007