Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 761
Toàn hệ thống 1264
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Theo các nhà khoa học, Sao Hỏa có thể cung cấp sự sống cho con người. Tuy nhiên cũng như con người phải ăn thì mới tồn tại được, vì thế muốn tồn tại trên Sao Hỏa, việc đầu tiên cần phải giải quyết đó là vấn đề thực phẩm, tức là phải đảm bảo sản xuất được số lượng rau quả lớn.

Muốn như vậy cần phải đưa được nhiều loài ong mật đến khu vực này để giúp thụ phấn cho rau quả.

Như vậy, một câu hỏi đặt ra là liệu ong mật có thể bay được trên Sao Hỏa hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia cấy ghép cà chua của Nhật Bản đã làm một thí nghiệm và phát hiện, trọng lực của Sao Hỏa mặc dù chỉ bằng 1/3 Trái Đất, tuy nhiên nó vẫn có thể giúp cho ong mật bay được trên bề mặt Sao Hỏa.

Do có vai trò quan trọng giúp thụ phấn cho các cây trồng nông nghiệp, hy vọng trong tương lai ong mật sẽ có mặt nhiều trên Sao Hỏa.
 
 
Cụ thể trong quá trình thí nghiệm, các chuyên gia đã cho khoảng 30 con ong mật vào trong một chiếc hộp, đặt vào trong máy bay và mô phỏng trong môi trường trọng lực của vũ trụ, sau đó các chuyên gia thực hiện chuyến bay trên bầu trời Thái Bình Dương.

Trong khoảng thời gian vài chục giây vào thời khắc máy bay cất và hạ cánh đã tạo ra được một môi trường trọng lực nhỏ để quan sát cử động của ong mật. Kết quả phát hiện, khi ở trạng thái không trọng lực, ong mật đã nhiều lần va đập vào tường và không thể bay được.

Tuy nhiên, khi tạo ra môi trường trọng lực thấp tương tự ở Sao Hỏa, ong mật lại có thể vừa kiểm soát được cơ thể vừa có thể bay được.

Sau khi trải qua môi trường trọng lực thấp, khả năng bay của chúng đã tiến bộ rõ nét. Lúc này, các chuyên gia đã quan sát được cử động bay lượn của chúng trong môi trường không khí tĩnh lặng khi lấy mật.

Quan hệ giữa hoạt động bay của côn trùng và trọng lực vẫn còn rất nhiều bí mật. Đây là lần đầu tiên, các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thí nghiệm bay của côn trùng trong môi trường trọng lực tương tự như trên Sao Hỏa./.
Theo Vietnam+

Số lần xem trang : 15519
Nhập ngày : 13-04-2010
Điều chỉnh lần cuối : 15-04-2010

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Đề xuất cách chấm điểm nhà khoa học(21-04-2009)

  Cách mạng xanh mới: Hãy đầu tư cho nông nghiệp và Công nghệ (17-04-2009)

  Áp lực khiến loài người tiến hoá nhanh hơn(13-04-2009)

  Công nghệ lấy điện năng ... từ cây(31-03-2009)

  Thành phố siêu sạch tại Đan Mạch(16-03-2009)

  Giải pháp phát triển ngành điều Việt Nam(06-03-2009)

  Giống mía có triển vọng rải vụ tại vùng mía Sóc Trăng(05-03-2009)

  Vì sao ruộng mía cháy? (03-03-2009)

  Câu chuyện của người tự học(26-02-2009)

  Cây chạy trốn biến đổi khí hậu(20-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007