Ông Lê Duy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (trái), trao đổi với chuyên gia của Viện trước khi những cây mạ bước sang giai đoạn cấy. Ông Hàm là một trong những người đầu tiên tiếp xúc với 'hạt thóc 3.000 năm" lúc vừa nảy mầm, đồng thời hỗ trợ đoàn khảo cổ trong việc chăm sóc, nuôi cấy.
Vượt qua những ngày nắng nóng vào tuần trước, những hạt thóc đã nảy mầm và cao tới 20 cm, đủ điều kiện để mang đi cấy.
Cây mạ có bộ rễ dài hơn 10 cm, khỏe khoắn.
Trước khi cấy, mạ sẽ được tách vỏ trấu.
Vỏ có màu nâu tối...
Theo ông Lê Duy Hàm, việc xác định niên đại vỏ trấu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là mấu chốt để chứng minh tuổi thọ của những hạt thóc phát lộ ở tầng đất của văn hóa Đồng Đậu. Tuy nhiên, ông Hàm cũng cho rằng, xác suất những hạt thóc này có tuổi thọ 3.000 là rất thấp.
Gốc mạ đã tách vỏ trấu.
Mỗi cây được cấy vào một xô riêng biệt, đánh số theo dõi.
Theo tiến sĩ Phạm Xuân Hội, người trực tiếp chăm sóc các cây mạ những ngày qua, đợt này Viện chỉ cấy 4 cây. Dự đoán, khoảng 5 tháng nữa những cây lúa này mới cho thu hoạch.
Mỗi vỏ trấu cũng được đánh số riêng. Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung cho biết, bà sẽ tiếp tục bàn bạc với Viện Di truyền nông nghiệp, liên hệ phòng thí nghiệm để xác định niên đại vỏ trấu.
Dự kiến, các mẫu này sẽ được mang đi kiểm định bằng phương pháp AMS, phương pháp xác định niên đại của các hiện vật hiện đại và chính xác nhất hiện nay, ở nước ngoài. Để xác định được chính xác niên đại của hạt lúa này, các nhà khoa học sẽ cần khoảng 5-6 tháng để làm các xét nghiệm.
|