Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 34
Toàn hệ thống 4042
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

Các nhà nghiên cứu tại Thụy Sĩ hôm qua tuyên bố họ vừa phát hiện một loại nấm siêu nhỏ có khả năng làm cho lúa tăng trưởng nhanh gấp 5 lần. 

 

AFP cho biết, các nhà khoa học của Đại học Lausanne, Thụy Sĩ, phát hiện tác dụng của nấm mycorrhiza sau 4 năm tiến hành thử nghiệm đối với 20 mẫu bào tử khác nhau của nó. Kết quả cho thấy, một số bào tử khiến lúa phát triển chậm hơn, song hai bào tử trong số đó lại khiến lúa tăng trưởng nhanh gấp 5 lần.
 


Caroline Angelard, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói mycorrhiza đặc biệt hơn các loại nấm khác ở chỗ nó sản sinh ra các bào tử hoàn toàn khác nhau về cấu trúc gene. Do đó, việc bào tử làm tăng hay giảm tốc độ phát triển của lúa phụ thuộc vào cấu trúc gene của chúng.

Hiện tại nhóm nghiên cứu chưa biết tại sao bào tử nấm có thể thể làm tăng tốc độ tăng trưởng của lúa. “Chúng tôi sẽ phải nghiên cứu mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và cây lúa trong một số điều kiện cụ thể”, Angelard nói với AFP.

Do kích thước của nấm mycorrhiza rất nhỏ nên mắt người không thể nhìn thấy chúng. Khi cộng sinh với lúa, chúng vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất khoáng, trong đó có các hợp chất phospate, tới phần trên của cây lúa. Nhờ vậy nông dân sẽ không phải sử dụng các loại phân bón hóa học chứa phosphate. Nếu nông dân không sử dụng phân bón hóa học chứa phosphate, môi trường xung quanh ruộng lúa sẽ trở nên sạch hơn.

Nấm mycorrhiza có thể được trồng ở quy mô lớn và xuất hiện trên thị trường trong 2-5 năm nữa.

Ian Sanders, trưởng nhóm nghiên cứu, khẳng định rằng kích thích sự phát triển của lúa bằng nấm là biện pháp hoàn toàn tự nhiên, nghĩa là không gây đột biến gene.

“Không có bất kỳ gene mới nào xâm nhập vào cây lúa. Biện pháp dùng nấm không làm biến đổi cấu trúc gene của cây”, ông phát biểu.

Nhóm của Sanders cũng đang tiến hành các thử nghiệm trên nhiều cánh đồng khoai tây ở Columbia. Tới năm 2011 họ sẽ tiến hành thử nghiệm tác dụng của nấm mycorrhiza đối với cây sắn.
Theo VnExpress

Số lần xem trang : 14921
Nhập ngày : 23-11-2005
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Hội thảo Sen Đồng Tháp 01-9-2017(05-09-2017)

  Biển, đảo Việt Nam-Nguồn cội tự bao giờ(27-04-2016)

  Thần đồng piano gốc Việt Evan Le(04-04-2016)

  Hoàng Sa Việt Nam: nổi đau mất mát(31-07-2014)

  National Geographic công bố 12 bức ảnh(07-01-2016)

  Phát hiện trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser(03-07-2013)

  Đài Loan phát triển thành công gạo loại nhiều màu(10-06-2013)

  IRRI phát triển thành công giống lúa siêu chịu mặn(18-04-2013)

  Bảo tồn gene lúa ở IRRI(08-04-2013)

  Nghiên cứu bộ gene cây đào để sản xuất nhiên liệu(29-03-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007