Phạm Văn Hiền Hơn một nửa trong tổng số 5 triệu hồ nước trên toàn thế giới đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt và biến mất. Nhiều hồ nước lớn vài thập kỷ trước nay sắp thành hoang mạc.
Bãi bể nương dâu" là đây
Trong những bức ảnh chụp từ vệ tinh cách đây vài thập kỷ, biển Aral còn là một khoảng xanh bát ngát nổi bật trên vùng Trung Á khô cằn giữa Kazakhstan và Uzbekistan.
Khi ấy, Aral là hồ lớn thứ tư thế giới, với diện tích gần 66.000km2 và lượng nước 1.100 tỷ m3. Nhưng sau khi các nước trong khu vực quyết định nắn dòng hai con sông lớn nhất cung cấp nước cho hồ là Amu Darya và Syr Darya để tưới tiêu sa mạc, phục vụ canh tác nông nghiệp thì Aral cạn kiệt dần.
Trong những năm 1970, mực nước hồ giảm 50 - 60cm mỗi năm và càng về sau càng giảm nhanh hơn và đến nay chỉ còn 1/10 lượng nước so với 50 năm trước.
Trong một cuộc khảo sát bằng máy bay trực thăng đầu năm nay, tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon đã phải thốt lên: "Đây là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất thế giới. Tôi thực sự bị sốc".
Hàng triệu hồ ao trên thế giới cũng cùng chung số phận với Aral. Mono, hồ cổ xưa nhất khu vực Bắc Mỹ mất 40% lượng nước trong gần 70 năm qua. Hồ Chad ở Tây Phi chỉ còn 5% diện tích ban đầu và sẽ biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới. Tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), 969 trong số 1.052 hồ đã khô cạn. Tỉnh Thanh Hải, đầu nguồn của sông Hoàng Hà, trước kia có 4.077 hồ, nhưng trong 20 năm qua, một nửa đã không còn dấu vết.
Thủ phạm "giết" hồ
Nhiệt độ tăng, trong khi lượng mưa giảm khiến lượng nước nhận được không đủ bù đắp lượng nước bay hơi là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều hồ trên thế giới cạn kiệt.
Nhưng tác động của biến đổi khí hậu không sánh được với tác động của con người. Không chỉ làm cạn nước, con người còn giết chết các hồ nước bằng ô nhiễm.
Nước thải tưới tiêu và sinh hoạt cùng nitơ sinh ra do đốt nhiên liệu hóa thạch khiến tảo và thực vật xâm lấn phát triển mạnh ở nhiều hồ. Nhiều hồ khác nhiễm kim loại nặng hoặc bị axit hóa trở thành nghĩa địa đối với mọi loài thủy sinh.
Hương Tiên (theo USA Today, Daily Mail)
Số lần xem trang : 15566 Nhập ngày : 10-07-2010 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Hội thảo Sen Đồng Tháp 01-9-2017(05-09-2017) Biển, đảo Việt Nam-Nguồn cội tự bao giờ(27-04-2016) Thần đồng piano gốc Việt Evan Le(04-04-2016) Hoàng Sa Việt Nam: nổi đau mất mát(31-07-2014) National Geographic công bố 12 bức ảnh(07-01-2016) Phát hiện trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser(03-07-2013) Đài Loan phát triển thành công gạo loại nhiều màu(10-06-2013) IRRI phát triển thành công giống lúa siêu chịu mặn(18-04-2013) Bảo tồn gene lúa ở IRRI(08-04-2013) Nghiên cứu bộ gene cây đào để sản xuất nhiên liệu(29-03-2013) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|