Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 100
Toàn hệ thống 2484
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hỏi: Nhà tôi nuôi 7 con heo (lợn) nái. Hai năm đầu, heo sinh sản bình thường, nhưng gần đây, 2 con sau khi đẻ bị liệt 2 chân sau. Xin cho biết cách điều trị.

 

Nguyễn Thị Bảy, thôn Bình Lâm, xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận).

Trả Lời:

Theo mô tả của bạn thì đó là biểu hiện của bệnh bại liệt, thường xảy ra trước và sau khi đẻ và hay gặp ở 2 chân sau. Nguyên nhân là do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật. Trong khẩu phần thức ăn thiếu canxi, phốtpho. Chuồng trại thiếu ánh sáng nên cơ thể heo thiếu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi kém, xương xốp mềm.

Triệu chứng: Heo nằm nhiều, sốt cao, co giật, đi lại khó khăn, lưng cong, sau đó đi lại bằng 2 chân trước. Phần thân sau không có phản ứng khi bị châm kim. Phần bị liệt có thể teo cơ, thân nhiệt thấp, nếu không điều trị kịp thời, sẽ bị thối loét ở vùng bị liệt.

Phòng bệnh: Tốt nhất là phòng bệnh cho heo nái từ giai đoạn hậu bị và mang thai kỳ I, kỳ II. Heo nái nuôi cần cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các nguyên tố vi lượng. Thường xuyên cho heo vận động, chuồng trại phải có ánh nắng buổi sáng để heo tắm nắng. Giữ nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Không dùng heo đực giống quá lớn để phối giống cho lợn nái có tầm vóc nhỏ.

Điều trị: Kết hợp giữa dùng thuốc với chế độ ăn uống, vận động, xoa bóp. Dùng thuốc Calmaphos 20ml/con; calcium F 10ml/con ngày 2 lần; Calci chloride 10ml/con ngày 2 lần, Shychnm B1 2-4ml/con; Long não 5-10ml/con, vitamin B-Complex 2-5ml/con... Cần trộn vào thức ăn Hanvit K &C, Hanminvit – Super, Hanmix-B. Dùng cám gạo với một ít muối rang nóng để xoa bóp vùng bị liệt, xoa bóp 3-4 lần/ngày.

Đỗ Khắc Thể

Số lần xem trang : 14895
Nhập ngày : 19-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  THỦY SẢN VIỆT NAM - NHIỀU KHÓ KHĂN CHƯA ĐƯỢC THÁO GỠ (Báo KTNT - Số ra ngày 23/3/2009) (24-03-2009)

  ĐIỀU LỆ HỘI SỬA ĐỔI PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  CHĂM SÓC VÀ THU HÁI CHÈ VỤ XUÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Đảm bảo an ninh lương thực cho đồng bào dân tộc miền núi (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CÀ PHÊ XUẤT KHẨU THĂNG TRẦM THEO GIÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN CÂY NGÔ (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (17-03-2009)

  Kế hoạch hạn chế ngân sách nông nghiệp của Tổng thống Hoa Kỳ: Nông dân ra sức phản đối (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  HỢP TÁC TRỒNG LÚA NHẬT, HÌNH THỨC LIÊN KẾT CẦN NHÂN RỘNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  GIẢI PHÁP DIỆT LÚA BỊ BỆNH VÀNG LÙN - LÙN XOẮN LÁ ĐƠN LÁ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009)

  LÀM GÌ ĐỂ "HÚT" SINH VIÊN HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP? (Báo KTNT - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007