Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1560
Toàn hệ thống 3823
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 25 THÁNG 7
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Lê Quý Đôn tinh hoa; Nếp nhà đẹp văn hóa; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Bình Minh An Ngày Mới; Vui đi dưới mặt trời; Đêm nay là Trăng rằm; Đồng xuân lưu dấu hiền; Nhớ Người; Đào Duy Từ còn mãi; Châu Mỹ chuyện không quên; Machu Picchu di sản thế giới; Ngày Simón Bolívar người giải phóng Nam Mỹ tại Bolivia, Colombia, Ecuador và Venezuela, Ngày sinh của Simón Bolívar 24 tháng 7 năm 1783 là ngày kỷ niệm người có công đầu giành độc lập cho sáu nước Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador, Peru, Bolivia thoát khỏi ách thực dân Tây Ban Nha  (ông chết năm 1830). Ngày Cộng hòa tại Tunisia; ngày Hiến pháp Thịnh vượng chung tại Puerto Rico. Ngày 25 tháng 7 năm 918, ngày khai quốc Cao Ly tại bán đảo Triều Tiên bởi Cao Ly Thái Tổ Vương Kiến (877-943). Ông là vị vua khai quốc Cao Ly tại bán đảo Triều Tiên. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 7: #vietnamhoc, #Thungdung; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Lê Quý Đôn tinh hoa; Nếp nhà đẹp văn hóa; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Bình Minh An Ngày Mới; Vui đi dưới mặt trời; Đêm nay là Trăng rằm; Đồng xuân lưu dấu hiền; Nhớ Người; Đào Duy Từ còn mãi; Châu Mỹ chuyện không quên; Machu Picchu di sản thế giới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong;https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-7;

NHỚ THẦY TÔN THẤT TRÌNH
Học trò Nông Lâm nhớ Thầy

Kính tiễn Thầy đi xa
Thăm thẳm trời li biệt
Những người Việt ở FAO (1)
Thầy rạng ngời phẩm tiết
Chuyện thầy Tôn Thất Trình (2)
Nông Lâm đời ghi nhớ
Lời Thầy dặn Thung dung
(3)
Gốc Tùng dưới đáy khe

Quà Tặng (4) Thầy gửi lại
Nguyễn Phước đức lâu bền
(5)

*
Trần Đình Lý cùng với Vien Ngoc Nam46 người khác.ngày 12 7 2021  kính viếng Giáo sư Tôn Thất Trình, Cựu Giáo sư của Khoa Nông học, Giám đốc Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân Trường Đại học Nông Lâm TPHCM ngày nay) vừa từ trần tại Hoa Kỳ, ngày 11 tháng 7 năm 2021, nhằm ngày 2 tháng 6 năm Tân Sửu, hưởng thọ 90 tuổi. Lễ Thăm viếng và Hoài niệm 9:00-12:00 ngày 25 tháng 7 năm 2021.Trường Đại học Nông Lâm TPHCM Thành kính chia buồn với gia đình Thầy, Hoài niệm Thầy.

Giáo sư Tôn Thất Trình:-Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học Nhiệt Đới Nogent-sur Marne – Paris (1955).-1963: Giảng dạy nông học tại trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc – Sài Gòn.-1964: Giám đốc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn.-1967:Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa chính quyền miền Nam Việt Nam.

Trong thời gian làm việc tại trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn, GS lập ra các ban như Ban Kinh tế Nông nghiệp, Ban Ngư Nghiệp nay là Trường Ngư Nghiệp Nông Lâm Thủ Đức, ban Công Thôn, và làm giáo sư thỉnh giảng cho trường đại học nông nghiệp viện đại học Cần Thơ về các môn cây công nghệ như cao su, dừa, bông vải, mía làm đường.

Tháng 10 năm 1975, FAO tuyển dụng làm chuyên viên nông nghiệp tại Kaedi,Mauritania. Nhờ làm lúa gạo thành công ở Kaedi (năng xuất 3 vụ 23- 30 tấn / năm), FAO năm 1977 đề bạt lên giữ chức Giám đốc dự án OMVS phát triển nông nghiệp vùng sông Senegal cho 3 quốc gia là Sénégal, Mauritanie và Mali. Trong thời gian ởOMVS, FAO cũng phái đi công cán làm các dự án lúa gạo cho Guinée Bissau, Sierra Leone và Liberia, Phi Châu.

Năm 1980, được FAO tuyển chọn làm chuyên viên lúa gạo chánh cho FAO trung ương tại Rome, Ý, kiêm chức vụ thư ký kỹ thuật, sau này đổi thành tổng thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, lúc đó gồm 115 quốc gia có trồng hay thí nghiệm lúa gạo trên thế giới. Trong thời gian ở Roma. được phái đi thường xuyên nghiên cứu, lập dự án nông nghiệp v.v. tại Côte d’Ivoire, Burkina Faso, Niger, Tanzania, Ai Cập, Kenya, Madagascar, Comores… ở châu Phi, Brasil ở châu Mỹ, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Hà Lan, Bỉ, Serbia, Albania, Bulgaria

Tốt nghiệp Tú Tài phần hai, thì được học bổng ” Bảo Đại ” (Pháp cấp cho mọi người Việt Nam đỗ tú tài hai), sang Pháp tháng 8 năm 1950. Sửa soạn thi vào các trường Cao đẳng Pháp ở lycée Louis – LeGrand và năm 1952 đỗ thi tuyển vào Viện Quốc gia Nông học – Institut National Agronomique – Paris, khi đó còn nằm ở khu phố Quartier Latin gần vườn Lục Xâm Bảo (Jardin du Luxembourg). Viện Nông Học này trước đó, có hai người Việt Nam tốt nghiệp nổi danh là Thượng nghị sĩ Nam Kỳ Bùi Quang Chiêu người Việt đầu tiên tốt nghiệp cuối thế kỷ thứ 19 và bà quận công (Duchesse D’ Annam), công chúa Như Mai con gái vua Hàm Nghi, đỗ đầu vào Viện, tên khắc bảng vàng ở cổng vào Viện.Nguồn:

Nguồn:
KỶ YẾU 65 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH link tại https://kyyeunonglam.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-65-nam-truong-ai-hoc-nong-lam.html
https://vi.m.wikipedia.org/wiki;

1) Những người Việt ở FAO
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhung-nguoi-viet-o-fao/; 2) Chuyện thầy Tôn Thất Trìnhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-ton-that-trinh/ ; 3) Lời Thầy dặn thung dunghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thay-dan-thung-dung/; 4) Quà Tặng The Gift http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/ve-blog-gift.html; Nguyễn Phước đức lâu bền http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/ve-gs-ton-that-trinh.html và Nhớ thầy Tôn Thất Trình https://hoangkimvn.wordpress.com/2021/07/12/nho-thay-ton-that-trinh/

Liên lạc với gia đình thầy Tôn Thất Trình: Mọi ý kiến, bài vở xin liên lạc với gia đình Thầy qua điện thư: tonnubn@gmail.com Trân trọng. http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/lien-lac.html

ĐIẾU VĂN TIỄN GIÁO SƯ TÔN THẤT TRÌNH
Giáo sư Thái Công Tụng


Trước linh sàng giáo sư Tôn Thất Trình, xin thay mặt các bằng hữu xa gần từ các cơ sở giáo dục Đại học Nông nghiệp Sài Gòn, v.v, tôi thành kính chia buồn với gia đình về sự ra đi vĩnh viễn của giáo sư Tôn Thất Trình.

Thầy Tôn Thất Trình trong nhiều năm là Giám Đốc Trung tâm Giáo dục Nông nghiệp Sài Gòn và đã đào tạo rất nhiều sinh viên . Với cương vị Giám Đốc của Trường, giáo sư Trình đã một lòng đem khoa học về với ruộng đồng Việt Nam, gửi cán bộ giảng dạy đi tiếp tục đào tạo ở Mỹ, tạo nên một cơ sở vững chắc cho Viện những năm sau này.

Hôm nay, giáo sư Tôn Thất Trình đã đi thật xa, lìa bỏ các đồng môn, đồng nghiệp, môn sinh, đưa thầy vào giấc ngủ miên viễn, sang nước Nhược, non Bồng. Cát bụi, hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, thầy Trình đã lìa bỏ thế giới ta bà này sang thế giới tịnh độ bên kia để hưởng an bình. Ta là cát ta sẽ về với bụi Trả trần gian những cay ðắng muộn phiền Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!

Quả thật, thầy Tôn Thất Trình đã xuôi tay nhắm mắt. Tuổi dương gian gần 90 năm, dài mà ngắn, dài vì cuộc đời trôi nổi, vận nước điêu linh, qua nơi định cư đất Cali ngày nay. Chỉ một bước ngắn, chúng ta chuyển từ cõi này qua cõi khác. Ai cũng ngại ngần trước nhịp bước vô định này. Cái bước dùng dằng từ một chỗ đứng cân bằng trên mặt đất sang chỗ chênh vênh mây trời là cái bước mỗi con người phải trải qua. Cái điều chắc chắn sẽ xảy ra này, chúng ta không muốn nghĩ tới. Càng thêm tuổi, chúng ta càng làm lơ không muốn nghĩ tới. Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp…

Hình tướng vốn theo lẽ vô thường: nay còn, mai mất, theo luật của Tạo hóa, tấm thân tứ đại của anh Tôn Thất Trình sẽ trở về với cát bụi, nhưng trong tâm tưởng của bạn bè xa gần, không thể nhạt nhòa những hình ảnh của thầy Trình. Con người phát sinh từ hư vô như một ánh sao sa trong trời vắng, tự tạo lấy phẩm giá cho mình rồi lại trở về với hư vô nhưng sẽ hân hoan mãn nguyện vì đã gieo một vệt sáng cho đời, dù chỉ là một vệt sáng cô đơn trong trường dạ tối tăm của trời đất: Giáo sư đã để lại cho hậu thế nhiều sách về Nông học và Hoa Màu, Cây ăn trái v.v…

Xin Đức Phật từ bi đưa linh hồn Thầy Trình về Cõi Phật: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ tát; Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát; Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ tát

Nguồn: Thầy Thái Công Tụng mail cho anh
Trần Văn Hảo, chủ bút trang Cựu SV Nông Nghiệp (Đại Gia Đình NÔNG LÂM MỤC SÚC), đăng ngày 17 tháng 7 lúc 09:49 

LÊ QUÝ ĐÔN TINH HOA
Hoàng Kim

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”.Lê Quý Đôn là danh sĩ tinh hoa, nhà bác học, nhà thơ lớn Việt Nam, quan đại thần thời Lê Trung Hưng. Lê Quý Đôn qua bài thơ ‘Gia Cát Lượng’ đã thể hiên tâm sự và chí hướng: “Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao, Vì cảm ơn sâu biết tính sao! Hai biểu ra quân lòng đã tỏ, Tám đồ bày trận giá càng cao. Tam phân gặp buổi đương tranh vạc, Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao. Miếu cũ ngày nay qua tới đó, Tấc lòng khởi kính biết là bao! ” (Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004). Bài nghiên cứu này là tìm tòi của Hoàng Kim về Lê Quý Đôn tinh hoa, con người, sự nghiệp và bài học lịch sử.

Các nhà sử học, nhà văn học Việt Nam thường đồng tình với sự đánh giá của nhà sử học Phan Huy Chú lừng lẫy bách khoa thư : “Ông (Lê Quý Đôn) có tư chất khác đời, thông minh hơn người mà (vẫn) giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh (ông) làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng trên đời. Văn thơ ông làm ra gọi là Quế đường tập có mấy quyển” (trong “Nhân vật chí”). “Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên…, không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”. Nhiều nhà nghiên cứu đều tâm đắc nhận định ” (Lê Quý Đôn là ) nhà bác học ham đọc, ham biết và ham viết” , “một nhà bác học có kiến thức hết sức uyên bác và đa dạng”.

Lê Quý Đôn không chì là nhà bác học lớn nhà thơ lớn mà trước hết trên hết ông còn là một danh sĩ tinh hoa, một đại quan rất được triều đình Lê Trịnh và người đương thời kính trọng. Lê Quý Đôn con người và sự nghiệp ấy không chỉ là trước tác mà còn là triều đại. Ông cho tới lúc mất còn được truy tặng hàm Công bộ Thượng thư tước Dĩnh Quận công.

Lê Quý Đôn kính trọng Gia Các Lượng xưa cúc cung tận tuy cho triều đại thời mình. Việc Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nhất định từ quan lui về viết sách đã thể hiện tầm nhìn và ngôn chí của ông. Bài viết ‘Gia Cát Lượng’ soi thấu nhiều điều sâu sắc của một danh sĩ tinh hoa.

Giáo sư Văn Tân ở Viện Sử học đánh giá thật xác đáng: “Lê Quý Đôn không chỉ là nhà bác học và nhà thơ tài danh, ông còn là một nhà trí thức muốn có những cải cách trong xã hội Việt Nam; một nhà chính trị quan tâm đến nhân dân, gần gũi nhân dân, và hiểu những mong muốn của nhân dân; một danh sĩ tinh hoa cấp tiến có tư tưởng tự tôn và tự hào dân tộc Việt Nam”.

Chuyên luận ‘Lê Quý Đôn với Phật Giáo‘ của Thích Nhuận Thịnh cho thấy “Qua nghiên cứu thiên Thiền dật của Lê Quý Đôn, điều chúng ta có thể khẳng định ngay rằng, ông là một Nho sĩ có thiện cảm với Phật giáo“;

Thời thế và cuộc đời Lê Quý Đôn sáng tỏ góc khuất trong sự nghiệp của ông.

LÊ QUÝ ĐÔN CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIIỆP

Lê Quý Đôn (1726 – 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường là đại quan, bác học, nhà thơ lớn thời Lê trung hưng. Lê Quý Đôn sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2 tháng 8 năm 1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam; nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là con trai cả của ông Lê Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ), đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn, 1721), và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương (không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu.  Lê Quý Đôn thuở nhỏ tư chất thông minh nổi tiếng “thần đồng”, 5 tuổi đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi, 12 tuổi, đã học “khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử”. Giai thoại lưu truyền bài “Rắn đầu biếng học ” của ông. Chuyện rằng, một hôm, Tiến sĩ Vũ Công Trấn đến thăm Tiến sĩ Lê Phú Thứ là người bạn cùng đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1724. Nghe con bạn là Lê Quý Đôn nhỏ tuổi hay chữ, nên ông Trấn lấy đầu đề “Rắn đầu biếng học” để thử tài. Ít phút sau, Lê Quý Đôn đã làm xong bài thơ dưới đây:

Chẳng phải “liu điu” vẫn giống nhà!
“Rắn đầu” biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn “hổ lửa” đau lòng mẹ,
Nay thét “mai gầm” rát cổ cha.
“Ráo” mép chỉ quen tuồng lếu láo,
“Lằn”
lưng cam chịu vệt năm ba.
Từ nay “Trâu” Lỗ xin siêng học,
Kẻo “hổ mang” danh tiếng thế gia!

Bài thơ  ý tứ cao kỳ, mỗi câu có tên một loài “rắn”

Lê Quý Đôn năm Kỷ Mùi theo cha lên học ở kinh đô Thăng Lon, năm Quý Hợi (đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên) lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang ở phường Bích Câu làm vợ. Cô là con gái thứ 7 của Lê Hữu Kiều, tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718). Ông dạy học và viết sách trong khoảng thời gian 1743–1752 và viết sách Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”) Năm 26 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông dự thi Hội đỗ Hội nguyên, vào thi Đình, đỗ Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi, ông đều đỗ đầu.

Lê Quý Đôn sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753),  được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754). Năm Bính Tý (1756), ông được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam, phát giác “6, 7 viên quan ăn hối lộ”. Tháng 5 năm đó, ông được biệt phái sang phủ chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh phiên). Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa…rồi đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất. Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện. Năm Kỷ Mão (1759), vua Lê Ý Tông mất, triều đình cử ông làm Phó sứ, tước Dĩnh Thành bá, để cùng với Lê Duy Mật, Trịnh Xuân Chú cầm đầu phái đoàn sang nhà Thanh (Trung Quốc) báo tang và nộp cống (1760). Trên đường sang Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), Lê Quý Đôn thấy các quan lại nhà Thanh có thói quen gọi đoàn sứ của nước Đại Việt (Nay là Việt Nam) là “di quan, di mục” (quan lại mọi rợ), ông lên tiếng phản đối, từ đấy họ mới gọi là “An Nam cống sứ”. Ông trong chuyến đi này đã được các quan lớn triều Thanh như Binh bộ Thượng thư Lương Thi Chinh, Công bộ Thượng thư Quy Hữu Quang và nhiều nho thần khác tìm đến thăm. Lê Quý Đôn tại điện Hồng Lô, đã  gặp đoàn sứ thần Triều Tiên do Hồng Khải Hi đứng đầu. Tại đây ông đã làm thơ với sứ thần Triều Tiên và các đại quan triều Thanh và cho họ xem ba tác phẩm của mình là Thánh mô hiền phạm lục, Quần thư khảo biệnTiêu Tương bách vịnh Tài văn chương và ứng đáp của ông làm cho họ tôn trọng và khen ngợi.

Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nước năm Nhâm Ngọ, (1762), được thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Học sĩ ở Bí thư các.Năm Quý Mùi (1763), ông viết Bắc sứ thông lục và  được cử coi thi Hội. Năm Giáp Thân (1764), ông dâng sớ xin thiết lập pháp chế, vì thấy một số quan lại lúc bấy giờ “đã quá lạm dụng quyền hành, giày xéo lên pháp luật”, nhưng không được chúa nghe. Cũng trong năm đó, ông được cử làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi đổi làm Tham chính xứ Hải Dương năm Ất Dậu (1765), song ông dâng sớ không nhận chức và xin về hưu. Theo Phan Huy Chú, lời sớ đại khái rằng: “Tấm thân từng đi muôn dặm còn sống về được, lại gặp cảnh vợ chết, con thơ phiêu bạt chỗ giang hồ, thần thực không thích làm quan nữa, xin cho về làng.” Được chấp thuận, ông trở về quê “đóng cửa, viết sách”. Đầu năm Đinh Hợi (1767), chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Nghe theo lời tâu của Nguyễn Bá Lân, chúa cho triệu Lê Quý Đôn về triều, phong làm chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.lên vua Lê Hiển Tông đọc. Tháng 9 năm đó, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan (tước Phan Phái hầu) đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa. Năm Mậu Tý (1768), ông làm xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh. Năm Kỷ Sửu (1769), ông dâng khải xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa. Năm Canh Dần (1770), bàn đến công lao đánh dẹp, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử. Mùa thu năm ấy, ông và Đoàn Nguyễn Thục nhận lệnh đi khám duyệt hộ khẩu ở xứ Thanh Hóa. Xong việc trở về, ông tâu xin tha bớt các thuế thổ sản, thủy sản cho các huyện và thuế thân còn thiếu. Chúa Trịnh liền giao cho triều đình bàn và thi hành. Ít lâu sau, ông được thăng Tả thị lang bộ Lại. Khi lãnh trọng trách này, ông có tâu trình lên bốn điều, được chúa khen ngợi, đó là: 1) Sửa đổi đường lối bổ quan. 2) Sửa đổi chức vụ các quan. 3) Sửa đổi thuế khóa nhà nước. 4) Sửa đổi phong tục của dân. Năm Nhâm Thìn (1772), ông được cử đi điều tra về tình hình thống khổ của nhân dân và những việc nhũng lạm của quan lại ở Lạng Sơn. Năm Quý Tỵ (1773) đại hạn, ông tâu trình 5 điều, đại lược nói: “Phương pháp của cổ nhân đem lại khí hòa, dẹp tai biến, cốt lấy lễ mà cầu phúc của thần, lấy đức mà khoan sức dân” . Chúa nghe theo, bổ ông làm Bồi tụng (Phó Tể tướng), giữ việc dân chính, kiêm quản cơ Hữu hùng, tước Dĩnh Thành hầu. Trong năm này, ông viết Vân đài loại ngữ.

Lê Quý Đôn được cử giữ chức Lưu thủ ở Thăng Long tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774), khi chúa Trịnh Sâm thân chinh mang quân đánh Thuận Hóa. Đầu năm Ất Mùi (1775), tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm được Thuận Hóa. Tháng 2 năm đó, chúa Trịnh trở về kinh, rồi thăng ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Cũng trong năm đó xảy ra vụ Lê Quý Kiệt (con Lê Quý Đôn) đổi quyển thi với Đinh Thời Trung bị phát giác, cả hai đều bị tội. Vì là đại thần, Lê Quý Đôn được miễn nghị . Năm Bính Thân (1776), chúa Trịnh Sâm đặt ty trấn phủ ở Thuận Hóa. Lê Quý Đôn được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ, để cùng với Đốc suất kiêm Trấn phủ Bùi Thế Đạt tìm cách chống lại quân Tây Sơn. Tại đây, ông soạn bộ Phủ biên tạp lục. Ít lâu sau, ông được triệu về làm Thị lang bộ Hộ, kiêm chức Đô ngự sử  Năm Mậu Tuất (1778), được cử giữ chức Hành tham tụng, nhưng ông từ chối và xin đổi sang võ ban. Chúa Trịnh chấp thuận, cho ông làm Tả hiệu điểm quyền Phủ sự (quyền như Tể tướng, tạm coi việc phủ chúa), tước Nghĩa Phái hầu. Tháng 4 năm đó, Lê Thế Toại dâng bài khải công kích Lê Quý Đôn. Năm sau (1779), ông lại bị Hoàng Văn Đồng tố cáo, nên bị giáng chức. Năm Tân Sửu (1781), ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán được nối ngôi chúa. Chỉ vài tháng sau, quân tam phủ nổi loạn giết chết Quận Huy (Hoàng Đình Bảo), phế bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm, mẹ Trịnh Cán), lập Trịnh Khải làm chúa. Nhớ lại hiềm riêng, Nguyễn Khản nói với chúa Trịnh Khải giáng chức Lê Quý Đôn]. Đầu năm Quý Mão (1783), ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công  Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,…Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), lúc 58 tuổi. Thương tiếc, chúa Trịnh Tông (tức Trịnh Khải) đã đề nghị với vua Lê Hiển Tông cho bãi triều ba ngày, cử Bùi Huy Bích làm chủ lễ tang, đồng thời cho truy tặng Lê Quý Đôn hàm Công bộ Thượng thư. Đến khi vua Lê Chiêu Thống nắm quyền chính, ông được gia tặng tước Dĩnh quận công.

LÊ QUÝ ĐÔN VĂN CHƯƠNG NẾT ĐẤT

Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn thời Lê mạt đã lưu lại một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ, nổi bật nhất là các bộ sách:

1) Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes) . Đó là Lê Quý Đôn tận mắt nhìn thấy, tai nghe, hoặc đọc được, và ông thật sự tâm đắc lưu ngay lại điều không nỡ quên này. Lê Quý Đôn chức quan như Phó Thủ Tướng Chính phủ ngày nay việc quan thật trọng trách và bận rộn. Tập bút ký này của Lê Quý Đôn thật sự quan trọng và quý giá nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Kiến văn tiểu lục là tác phẩm lớn, được chiêm nghiệm, biên soạn thật công phu và nghiêm cẩn, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn. Sách đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách, núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác, cho tới các lĩnh vực như thơ văn, sách vở… vớí nhiều lĩnh vực rất phong phú.

2) Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử, là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đại Việt thông sử rất có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI – XVII.

3) Phủ biên tạp lục là tài liệu hệ thống hóa tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước, để tìm kế sách an dân mà Lê Quý Đôn gọi là Phủ tức là phủ dụ “vổ yên trăm họ” . Bộ sásh này được viết trong thời gian Lê Quý Đôn làm quan Hiệp Trấn Thuận Hoá, tại vùng đất vốn trước đó là trung tâm chính trị toàn xứ Đàng Trong. Lê Quý Đôn đã tổ chức công việc biên soạn, cần cù làm việc, ghi chép cẩn trọng tỷ mỷ, đối chiếu xác minh chỉnh lí đúc kết hệ thống hóa tất cả những thông tin quan trọng về chính trị quân sự kinh tế văn hóa xã hội của xứ Đàng Trong tại tất cả các trấn, phủ, huyện, châu, tổng, xã, thuộc, trang, về chế độ công, tư điền, về lệ thuế khóa giáo dục, thi cử … Kết quả đúc kết hệ thống này đã tạo nên toàn cảnh của xứ Đàng Trong, về vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn đối với đất phương Nam. Bộ sách này có giá trị to lớn mà chúng ta còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, mà bất cứ người nào làm công tác nghiên cứu sử học và văn hoá học Việt Nam cũng đều đánh giá rất cao. Sau này ở Gia Định có Trịnh Hoài Đức là quan Hiệp trấn cũng đã viết bộ “Gia Định thành thông chí” hệ thống hóa thông tin Đàng Trong tương tự cách làm của Lê Quý Đôn.

4) Vân đài loại ngữ gồm 9 quyển, là “bách khoa thư” đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học… sắp xếp có hệ thống theo Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội… Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến, Tên sách Vân Đài Loại Ngữ được giảng nghĩa: Vân: là một loài cỏ có mùi thơm rất quyến rũ, gọi tên là cỏ vân hương. Đài : là cái đài, là nơi cao hơn hẳn. Đài là ngôi nhà cao có thể ngắm khắp bốn phương. Loại: là loài, là từng giống riêng. Ngoài ra, chữ loại cũng có nghĩa là sự tốt lành.
Ngữ : là lời nói, câu nói nhưng ở đây có nghĩa là lời nói đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tinh vi.

5) Toàn Việt thi lục với 6 quyển, được hoàn thành vào năm 1768, tuyển chọn 2.000 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý đến đời Lê

6) Quế Đường thi tập, gồm 4 quyển tích hợp vài trăm bài làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc. Quế Đường thi tập Thi Viện có giới thiệu 225 bài thơ sáng tác bằng Hán văn. Tập thơ lần đầu tiên được tuyển chọn và dịch (44 bài) sang tiếng Việt năm 1976 do Ty Thông tin văn hoá Thái Bình ấn hành. Các bài thơ trong tập sách ( gồm 4 phần: Phiên âm (không có nguyên tác chữ Hán đi kèm); Dịch nghĩa; Dịch thơ và Chú thích) do nhà Hán học Đào Phương Bình thực hiện.

6) Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục và các tác phẩm khác (*) … là những tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết học, lịch sử, chính trị. do Lê Quý Đôn biên soạn, Theo Phan Huy Chú thì Lê Quý Đôn còn có Quế Đường văn tập, gồm 4 quyển, nhưng sách này đã mất.

(*) Dương Quảng Hàm đánh giá: Lê Quý Đôn thật là một nhà bác học ở đời Lê mạt: một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tác phẩm của ông tuy đã thất lạc ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu để ta khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước Việt. Các tác phẩm chữ Hán của Lê Quý Đôn có thể chia ra làm 5 loại 1.) Các sách bàn giảng về kinh, truyện như:

#CNM365 #CLTVN 25 THÁNG 7
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Lê Quý Đôn tinh hoa; Nếp nhà đẹp văn hóa; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Bình Minh An Ngày Mới; Vui đi dưới mặt trời; Đêm nay là Trăng rằm; Đồng xuân lưu dấu hiền; Nhớ Người; Đào Duy Từ còn mãi; Châu Mỹ chuyện không quên; Machu Picchu di sản thế giới; Ngày Simón Bolívar người giải phóng Nam Mỹ tại Bolivia, Colombia, Ecuador và Venezuela, Ngày sinh của Simón Bolívar 24 tháng 7 năm 1783 là ngày kỷ niệm người có công đầu giành độc lập cho sáu nước Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador, Peru, Bolivia thoát khỏi ách thực dân Tây Ban Nha  (ông chết năm 1830). Ngày Cộng hòa tại Tunisia; ngày Hiến pháp Thịnh vượng chung tại Puerto Rico. Ngày 25 tháng 7 năm 918, ngày khai quốc Cao Ly tại bán đảo Triều Tiên bởi Cao Ly Thái Tổ Vương Kiến (877-943). Ông là vị vua khai quốc Cao Ly tại bán đảo Triều Tiên. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 7: #vietnamhoc, #Thungdung; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Lê Quý Đôn tinh hoa; Nếp nhà đẹp văn hóa; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Bình Minh An Ngày Mới; Vui đi dưới mặt trời; Đêm nay là Trăng rằm; Đồng xuân lưu dấu hiền; Nhớ Người; Đào Duy Từ còn mãi; Châu Mỹ chuyện không quên; Machu Picchu di sản thế giới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong;https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-7;

NHỚ THẦY TÔN THẤT TRÌNH
Học trò Nông Lâm nhớ Thầy

Kính tiễn Thầy đi xa
Thăm thẳm trời li biệt
Những người Việt ở FAO (1)
Thầy rạng ngời phẩm tiết
Chuyện thầy Tôn Thất Trình (2)
Nông Lâm đời ghi nhớ
Lời Thầy dặn Thung dung
(3)
Gốc Tùng dưới đáy khe

Quà Tặng (4) Thầy gửi lại
Nguyễn Phước đức lâu bền
(5)

*
Trần Đình Lý cùng với Vien Ngoc Nam46 người khác.ngày 12 7 2021  kính viếng Giáo sư Tôn Thất Trình, Cựu Giáo sư của Khoa Nông học, Giám đốc Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân Trường Đại học Nông Lâm TPHCM ngày nay) vừa từ trần tại Hoa Kỳ, ngày 11 tháng 7 năm 2021, nhằm ngày 2 tháng 6 năm Tân Sửu, hưởng thọ 90 tuổi. Lễ Thăm viếng và Hoài niệm 9:00-12:00 ngày 25 tháng 7 năm 2021.Trường Đại học Nông Lâm TPHCM Thành kính chia buồn với gia đình Thầy, Hoài niệm Thầy.

Giáo sư Tôn Thất Trình:-Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học Nhiệt Đới Nogent-sur Marne – Paris (1955).-1963: Giảng dạy nông học tại trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc – Sài Gòn.-1964: Giám đốc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn.-1967:Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa chính quyền miền Nam Việt Nam.

Trong thời gian làm việc tại trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn, GS lập ra các ban như Ban Kinh tế Nông nghiệp, Ban Ngư Nghiệp nay là Trường Ngư Nghiệp Nông Lâm Thủ Đức, ban Công Thôn, và làm giáo sư thỉnh giảng cho trường đại học nông nghiệp viện đại học Cần Thơ về các môn cây công nghệ như cao su, dừa, bông vải, mía làm đường.

Tháng 10 năm 1975, FAO tuyển dụng làm chuyên viên nông nghiệp tại Kaedi,Mauritania. Nhờ làm lúa gạo thành công ở Kaedi (năng xuất 3 vụ 23- 30 tấn / năm), FAO năm 1977 đề bạt lên giữ chức Giám đốc dự án OMVS phát triển nông nghiệp vùng sông Senegal cho 3 quốc gia là Sénégal, Mauritanie và Mali. Trong thời gian ởOMVS, FAO cũng phái đi công cán làm các dự án lúa gạo cho Guinée Bissau, Sierra Leone và Liberia, Phi Châu.

Năm 1980, được FAO tuyển chọn làm chuyên viên lúa gạo chánh cho FAO trung ương tại Rome, Ý, kiêm chức vụ thư ký kỹ thuật, sau này đổi thành tổng thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, lúc đó gồm 115 quốc gia có trồng hay thí nghiệm lúa gạo trên thế giới. Trong thời gian ở Roma. được phái đi thường xuyên nghiên cứu, lập dự án nông nghiệp v.v. tại Côte d’Ivoire, Burkina Faso, Niger, Tanzania, Ai Cập, Kenya, Madagascar, Comores… ở châu Phi, Brasil ở châu Mỹ, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Hà Lan, Bỉ, Serbia, Albania, Bulgaria

Tốt nghiệp Tú Tài phần hai, thì được học bổng ” Bảo Đại ” (Pháp cấp cho mọi người Việt Nam đỗ tú tài hai), sang Pháp tháng 8 năm 1950. Sửa soạn thi vào các trường Cao đẳng Pháp ở lycée Louis – LeGrand và năm 1952 đỗ thi tuyển vào Viện Quốc gia Nông học – Institut National Agronomique – Paris, khi đó còn nằm ở khu phố Quartier Latin gần vườn Lục Xâm Bảo (Jardin du Luxembourg). Viện Nông Học này trước đó, có hai người Việt Nam tốt nghiệp nổi danh là Thượng nghị sĩ Nam Kỳ Bùi Quang Chiêu người Việt đầu tiên tốt nghiệp cuối thế kỷ thứ 19 và bà quận công (Duchesse D’ Annam), công chúa Như Mai con gái vua Hàm Nghi, đỗ đầu vào Viện, tên khắc bảng vàng ở cổng vào Viện.Nguồn:

Nguồn:
KỶ YẾU 65 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH link tại https://kyyeunonglam.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-65-nam-truong-ai-hoc-nong-lam.html
https://vi.m.wikipedia.org/wiki;

1) Những người Việt ở FAO
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhung-nguoi-viet-o-fao/; 2) Chuyện thầy Tôn Thất Trìnhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-ton-that-trinh/ ; 3) Lời Thầy dặn thung dunghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thay-dan-thung-dung/; 4) Quà Tặng The Gift http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/ve-blog-gift.html; Nguyễn Phước đức lâu bền http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/ve-gs-ton-that-trinh.html và Nhớ thầy Tôn Thất Trình https://hoangkimvn.wordpress.com/2021/07/12/nho-thay-ton-that-trinh/

Liên lạc với gia đình thầy Tôn Thất Trình: Mọi ý kiến, bài vở xin liên lạc với gia đình Thầy qua điện thư: tonnubn@gmail.com Trân trọng. http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/lien-lac.html

ĐIẾU VĂN TIỄN GIÁO SƯ TÔN THẤT TRÌNH
Giáo sư Thái Công Tụng


Trước linh sàng giáo sư Tôn Thất Trình, xin thay mặt các bằng hữu xa gần từ các cơ sở giáo dục Đại học Nông nghiệp Sài Gòn, v.v, tôi thành kính chia buồn với gia đình về sự ra đi vĩnh viễn của giáo sư Tôn Thất Trình.

Thầy Tôn Thất Trình trong nhiều năm là Giám Đốc Trung tâm Giáo dục Nông nghiệp Sài Gòn và đã đào tạo rất nhiều sinh viên . Với cương vị Giám Đốc của Trường, giáo sư Trình đã một lòng đem khoa học về với ruộng đồng Việt Nam, gửi cán bộ giảng dạy đi tiếp tục đào tạo ở Mỹ, tạo nên một cơ sở vững chắc cho Viện những năm sau này.

Hôm nay, giáo sư Tôn Thất Trình đã đi thật xa, lìa bỏ các đồng môn, đồng nghiệp, môn sinh, đưa thầy vào giấc ngủ miên viễn, sang nước Nhược, non Bồng. Cát bụi, hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, thầy Trình đã lìa bỏ thế giới ta bà này sang thế giới tịnh độ bên kia để hưởng an bình. Ta là cát ta sẽ về với bụi Trả trần gian những cay ðắng muộn phiền Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!

Quả thật, thầy Tôn Thất Trình đã xuôi tay nhắm mắt. Tuổi dương gian gần 90 năm, dài mà ngắn, dài vì cuộc đời trôi nổi, vận nước điêu linh, qua nơi định cư đất Cali ngày nay. Chỉ một bước ngắn, chúng ta chuyển từ cõi này qua cõi khác. Ai cũng ngại ngần trước nhịp bước vô định này. Cái bước dùng dằng từ một chỗ đứng cân bằng trên mặt đất sang chỗ chênh vênh mây trời là cái bước mỗi con người phải trải qua. Cái điều chắc chắn sẽ xảy ra này, chúng ta không muốn nghĩ tới. Càng thêm tuổi, chúng ta càng làm lơ không muốn nghĩ tới. Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp…

Hình tướng vốn theo lẽ vô thường: nay còn, mai mất, theo luật của Tạo hóa, tấm thân tứ đại của anh Tôn Thất Trình sẽ trở về với cát bụi, nhưng trong tâm tưởng của bạn bè xa gần, không thể nhạt nhòa những hình ảnh của thầy Trình. Con người phát sinh từ hư vô như một ánh sao sa trong trời vắng, tự tạo lấy phẩm giá cho mình rồi lại trở về với hư vô nhưng sẽ hân hoan mãn nguyện vì đã gieo một vệt sáng cho đời, dù chỉ là một vệt sáng cô đơn trong trường dạ tối tăm của trời đất: Giáo sư đã để lại cho hậu thế nhiều sách về Nông học và Hoa Màu, Cây ăn trái v.v…

Xin Đức Phật từ bi đưa linh hồn Thầy Trình về Cõi Phật: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ tát; Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát; Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ tát

Nguồn: Thầy Thái Công Tụng mail cho anh
Trần Văn Hảo, chủ bút trang Cựu SV Nông Nghiệp (Đại Gia Đình NÔNG LÂM MỤC SÚC), đăng ngày 17 tháng 7 lúc 09:49 

LÊ QUÝ ĐÔN TINH HOA
Hoàng Kim

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”.Lê Quý Đôn là danh sĩ tinh hoa, nhà bác học, nhà thơ lớn Việt Nam, quan đại thần thời Lê Trung Hưng. Lê Quý Đôn qua bài thơ ‘Gia Cát Lượng’ đã thể hiên tâm sự và chí hướng: “Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao, Vì cảm ơn sâu biết tính sao! Hai biểu ra quân lòng đã tỏ, Tám đồ bày trận giá càng cao. Tam phân gặp buổi đương tranh vạc, Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao. Miếu cũ ngày nay qua tới đó, Tấc lòng khởi kính biết là bao! ” (Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004). Bài nghiên cứu này là tìm tòi của Hoàng Kim về Lê Quý Đôn tinh hoa, con người, sự nghiệp và bài học lịch sử.

Các nhà sử học, nhà văn học Việt Nam thường đồng tình với sự đánh giá của nhà sử học Phan Huy Chú lừng lẫy bách khoa thư : “Ông (Lê Quý Đôn) có tư chất khác đời, thông minh hơn người mà (vẫn) giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh (ông) làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng trên đời. Văn thơ ông làm ra gọi là Quế đường tập có mấy quyển” (trong “Nhân vật chí”). “Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên…, không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”. Nhiều nhà nghiên cứu đều tâm đắc nhận định ” (Lê Quý Đôn là ) nhà bác học ham đọc, ham biết và ham viết” , “một nhà bác học có kiến thức hết sức uyên bác và đa dạng”.

Lê Quý Đôn không chì là nhà bác học lớn nhà thơ lớn mà trước hết trên hết ông còn là một danh sĩ tinh hoa, một đại quan rất được triều đình Lê Trịnh và người đương thời kính trọng. Lê Quý Đôn con người và sự nghiệp ấy không chỉ là trước tác mà còn là triều đại. Ông cho tới lúc mất còn được truy tặng hàm Công bộ Thượng thư tước Dĩnh Quận công.

Lê Quý Đôn kính trọng Gia Các Lượng xưa cúc cung tận tuy cho triều đại thời mình. Việc Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nhất định từ quan lui về viết sách đã thể hiện tầm nhìn và ngôn chí của ông. Bài viết ‘Gia Cát Lượng’ soi thấu nhiều điều sâu sắc của một danh sĩ tinh hoa.

Giáo sư Văn Tân ở Viện Sử học đánh giá thật xác đáng: “Lê Quý Đôn không chỉ là nhà bác học và nhà thơ tài danh, ông còn là một nhà trí thức muốn có những cải cách trong xã hội Việt Nam; một nhà chính trị quan tâm đến nhân dân, gần gũi nhân dân, và hiểu những mong muốn của nhân dân; một danh sĩ tinh hoa cấp tiến có tư tưởng tự tôn và tự hào dân tộc Việt Nam”.

Chuyên luận ‘Lê Quý Đôn với Phật Giáo‘ của Thích Nhuận Thịnh cho thấy “Qua nghiên cứu thiên Thiền dật của Lê Quý Đôn, điều chúng ta có thể khẳng định ngay rằng, ông là một Nho sĩ có thiện cảm với Phật giáo“;

Thời thế và cuộc đời Lê Quý Đôn sáng tỏ góc khuất trong sự nghiệp của ông.

LÊ QUÝ ĐÔN CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIIỆP

Lê Quý Đôn (1726 – 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường là đại quan, bác học, nhà thơ lớn thời Lê trung hưng. Lê Quý Đôn sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2 tháng 8 năm 1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam; nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là con trai cả của ông Lê Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ), đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn, 1721), và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương (không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu.  Lê Quý Đôn thuở nhỏ tư chất thông minh nổi tiếng “thần đồng”, 5 tuổi đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi, 12 tuổi, đã học “khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử”. Giai thoại lưu truyền bài “Rắn đầu biếng học ” của ông. Chuyện rằng, một hôm, Tiến sĩ Vũ Công Trấn đến thăm Tiến sĩ Lê Phú Thứ là người bạn cùng đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1724. Nghe con bạn là Lê Quý Đôn nhỏ tuổi hay chữ, nên ông Trấn lấy đầu đề “Rắn đầu biếng học” để thử tài. Ít phút sau, Lê Quý Đôn đã làm xong bài thơ dưới đây:

Chẳng phải “liu điu” vẫn giống nhà!
“Rắn đầu” biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn “hổ lửa” đau lòng mẹ,
Nay thét “mai gầm” rát cổ cha.
“Ráo” mép chỉ quen tuồng lếu láo,
“Lằn”
lưng cam chịu vệt năm ba.
Từ nay “Trâu” Lỗ xin siêng học,
Kẻo “hổ mang” danh tiếng thế gia!

Bài thơ  ý tứ cao kỳ, mỗi câu có tên một loài “rắn”

Lê Quý Đôn năm Kỷ Mùi theo cha lên học ở kinh đô Thăng Lon, năm Quý Hợi (đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên) lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang ở phường Bích Câu làm vợ. Cô là con gái thứ 7 của Lê Hữu Kiều, tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718). Ông dạy học và viết sách trong khoảng thời gian 1743–1752 và viết sách Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”) Năm 26 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông dự thi Hội đỗ Hội nguyên, vào thi Đình, đỗ Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi, ông đều đỗ đầu.

Lê Quý Đôn sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753),  được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754). Năm Bính Tý (1756), ông được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam, phát giác “6, 7 viên quan ăn hối lộ”. Tháng 5 năm đó, ông được biệt phái sang phủ chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh phiên). Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa…rồi đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất. Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện. Năm Kỷ Mão (1759), vua Lê Ý Tông mất, triều đình cử ông làm Phó sứ, tước Dĩnh Thành bá, để cùng với Lê Duy Mật, Trịnh Xuân Chú cầm đầu phái đoàn sang nhà Thanh (Trung Quốc) báo tang và nộp cống (1760). Trên đường sang Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), Lê Quý Đôn thấy các quan lại nhà Thanh có thói quen gọi đoàn sứ của nước Đại Việt (Nay là Việt Nam) là “di quan, di mục” (quan lại mọi rợ), ông lên tiếng phản đối, từ đấy họ mới gọi là “An Nam cống sứ”. Ông trong chuyến đi này đã được các quan lớn triều Thanh như Binh bộ Thượng thư Lương Thi Chinh, Công bộ Thượng thư Quy Hữu Quang và nhiều nho thần khác tìm đến thăm. Lê Quý Đôn tại điện Hồng Lô, đã  gặp đoàn sứ thần Triều Tiên do Hồng Khải Hi đứng đầu. Tại đây ông đã làm thơ với sứ thần Triều Tiên và các đại quan triều Thanh và cho họ xem ba tác phẩm của mình là Thánh mô hiền phạm lục, Quần thư khảo biệnTiêu Tương bách vịnh Tài văn chương và ứng đáp của ông làm cho họ tôn trọng và khen ngợi.

Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nước năm Nhâm Ngọ, (1762), được thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Học sĩ ở Bí thư các.Năm Quý Mùi (1763), ông viết Bắc sứ thông lục và  được cử coi thi Hội. Năm Giáp Thân (1764), ông dâng sớ xin thiết lập pháp chế, vì thấy một số quan lại lúc bấy giờ “đã quá lạm dụng quyền hành, giày xéo lên pháp luật”, nhưng không được chúa nghe. Cũng trong năm đó, ông được cử làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi đổi làm Tham chính xứ Hải Dương năm Ất Dậu (1765), song ông dâng sớ không nhận chức và xin về hưu. Theo Phan Huy Chú, lời sớ đại khái rằng: “Tấm thân từng đi muôn dặm còn sống về được, lại gặp cảnh vợ chết, con thơ phiêu bạt chỗ giang hồ, thần thực không thích làm quan nữa, xin cho về làng.” Được chấp thuận, ông trở về quê “đóng cửa, viết sách”. Đầu năm Đinh Hợi (1767), chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Nghe theo lời tâu của Nguyễn Bá Lân, chúa cho triệu Lê Quý Đôn về triều, phong làm chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.lên vua Lê Hiển Tông đọc. Tháng 9 năm đó, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan (tước Phan Phái hầu) đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa. Năm Mậu Tý (1768), ông làm xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh. Năm Kỷ Sửu (1769), ông dâng khải xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa. Năm Canh Dần (1770), bàn đến công lao đánh dẹp, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử. Mùa thu năm ấy, ông và Đoàn Nguyễn Thục nhận lệnh đi khám duyệt hộ khẩu ở xứ Thanh Hóa. Xong việc trở về, ông tâu xin tha bớt các thuế thổ sản, thủy sản cho các huyện và thuế thân còn thiếu. Chúa Trịnh liền giao cho triều đình bàn và thi hành. Ít lâu sau, ông được thăng Tả thị lang bộ Lại. Khi lãnh trọng trách này, ông có tâu trình lên bốn điều, được chúa khen ngợi, đó là: 1) Sửa đổi đường lối bổ quan. 2) Sửa đổi chức vụ các quan. 3) Sửa đổi thuế khóa nhà nước. 4) Sửa đổi phong tục của dân. Năm Nhâm Thìn (1772), ông được cử đi điều tra về tình hình thống khổ của nhân dân và những việc nhũng lạm của quan lại ở Lạng Sơn. Năm Quý Tỵ (1773) đại hạn, ông tâu trình 5 điều, đại lược nói: “Phương pháp của cổ nhân đem lại khí hòa, dẹp tai biến, cốt lấy lễ mà cầu phúc của thần, lấy đức mà khoan sức dân” . Chúa nghe theo, bổ ông làm Bồi tụng (Phó Tể tướng), giữ việc dân chính, kiêm quản cơ Hữu hùng, tước Dĩnh Thành hầu. Trong năm này, ông viết Vân đài loại ngữ.

Lê Quý Đôn được cử giữ chức Lưu thủ ở Thăng Long tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774), khi chúa Trịnh Sâm thân chinh mang quân đánh Thuận Hóa. Đầu năm Ất Mùi (1775), tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm được Thuận Hóa. Tháng 2 năm đó, chúa Trịnh trở về kinh, rồi thăng ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Cũng trong năm đó xảy ra vụ Lê Quý Kiệt (con Lê Quý Đôn) đổi quyển thi với Đinh Thời Trung bị phát giác, cả hai đều bị tội. Vì là đại thần, Lê Quý Đôn được miễn nghị . Năm Bính Thân (1776), chúa Trịnh Sâm đặt ty trấn phủ ở Thuận Hóa. Lê Quý Đôn được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ, để cùng với Đốc suất kiêm Trấn phủ Bùi Thế Đạt tìm cách chống lại quân Tây Sơn. Tại đây, ông soạn bộ Phủ biên tạp lục. Ít lâu sau, ông được triệu về làm Thị lang bộ Hộ, kiêm chức Đô ngự sử  Năm Mậu Tuất (1778), được cử giữ chức Hành tham tụng, nhưng ông từ chối và xin đổi sang võ ban. Chúa Trịnh chấp thuận, cho ông làm Tả hiệu điểm quyền Phủ sự (quyền như Tể tướng, tạm coi việc phủ chúa), tước Nghĩa Phái hầu. Tháng 4 năm đó, Lê Thế Toại dâng bài khải công kích Lê Quý Đôn. Năm sau (1779), ông lại bị Hoàng Văn Đồng tố cáo, nên bị giáng chức. Năm Tân Sửu (1781), ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán được nối ngôi chúa. Chỉ vài tháng sau, quân tam phủ nổi loạn giết chết Quận Huy (Hoàng Đình Bảo), phế bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm, mẹ Trịnh Cán), lập Trịnh Khải làm chúa. Nhớ lại hiềm riêng, Nguyễn Khản nói với chúa Trịnh Khải giáng chức Lê Quý Đôn]. Đầu năm Quý Mão (1783), ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công  Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,…Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), lúc 58 tuổi. Thương tiếc, chúa Trịnh Tông (tức Trịnh Khải) đã đề nghị với vua Lê Hiển Tông cho bãi triều ba ngày, cử Bùi Huy Bích làm chủ lễ tang, đồng thời cho truy tặng Lê Quý Đôn hàm Công bộ Thượng thư. Đến khi vua Lê Chiêu Thống nắm quyền chính, ông được gia tặng tước Dĩnh quận công.

LÊ QUÝ ĐÔN VĂN CHƯƠNG NẾT ĐẤT

Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn thời Lê mạt đã lưu lại một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ, nổi bật nhất là các bộ sách:

1) Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes) . Đó là Lê Quý Đôn tận mắt nhìn thấy, tai nghe, hoặc đọc được, và ông thật sự tâm đắc lưu ngay lại điều không nỡ quên này. Lê Quý Đôn chức quan như Phó Thủ Tướng Chính phủ ngày nay việc quan thật trọng trách và bận rộn. Tập bút ký này của Lê Quý Đôn thật sự quan trọng và quý giá nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Kiến văn tiểu lục là tác phẩm lớn, được chiêm nghiệm, biên soạn thật công phu và nghiêm cẩn, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn. Sách đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách, núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác, cho tới các lĩnh vực như thơ văn, sách vở… vớí nhiều lĩnh vực rất phong phú.

2) Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử, là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đại Việt thông sử rất có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI – XVII.

3) Phủ biên tạp lục là tài liệu hệ thống hóa tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước, để tìm kế sách an dân mà Lê Quý Đôn gọi là Phủ tức là phủ dụ “vổ yên trăm họ” . Bộ sásh này được viết trong thời gian Lê Quý Đôn làm quan Hiệp Trấn Thuận Hoá, tại vùng đất vốn trước đó là trung tâm chính trị toàn xứ Đàng Trong. Lê Quý Đôn đã tổ chức công việc biên soạn, cần cù làm việc, ghi chép cẩn trọng tỷ mỷ, đối chiếu xác minh chỉnh lí đúc kết hệ thống hóa tất cả những thông tin quan trọng về chính trị quân sự kinh tế văn hóa xã hội của xứ Đàng Trong tại tất cả các trấn, phủ, huyện, châu, tổng, xã, thuộc, trang, về chế độ công, tư điền, về lệ thuế khóa giáo dục, thi cử … Kết quả đúc kết hệ thống này đã tạo nên toàn cảnh của xứ Đàng Trong, về vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn đối với đất phương Nam. Bộ sách này có giá trị to lớn mà chúng ta còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, mà bất cứ người nào làm công tác nghiên cứu sử học và văn hoá học Việt Nam cũng đều đánh giá rất cao. Sau này ở Gia Định có Trịnh Hoài Đức là quan Hiệp trấn cũng đã viết bộ “Gia Định thành thông chí” hệ thống hóa thông tin Đàng Trong tương tự cách làm của Lê Quý Đôn.

4) Vân đài loại ngữ gồm 9 quyển, là “bách khoa thư” đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học… sắp xếp có hệ thống theo Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội… Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến, Tên sách Vân Đài Loại Ngữ được giảng nghĩa: Vân: là một loài cỏ có mùi thơm rất quyến rũ, gọi tên là cỏ vân hương. Đài : là cái đài, là nơi cao hơn hẳn. Đài là ngôi nhà cao có thể ngắm khắp bốn phương. Loại: là loài, là từng giống riêng. Ngoài ra, chữ loại cũng có nghĩa là sự tốt lành.
Ngữ : là lời nói, câu nói nhưng ở đây có nghĩa là lời nói đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tinh vi.

5) Toàn Việt thi lục với 6 quyển, được hoàn thành vào năm 1768, tuyển chọn 2.000 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý đến đời Lê

6) Quế Đường thi tập, gồm 4 quyển tích hợp vài trăm bài làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc. Quế Đường thi tập Thi Viện có giới thiệu 225 bài thơ sáng tác bằng Hán văn. Tập thơ lần đầu tiên được tuyển chọn và dịch (44 bài) sang tiếng Việt năm 1976 do Ty Thông tin văn hoá Thái Bình ấn hành. Các bài thơ trong tập sách ( gồm 4 phần: Phiên âm (không có nguyên tác chữ Hán đi kèm); Dịch nghĩa; Dịch thơ và Chú thích) do nhà Hán học Đào Phương Bình thực hiện.

6) Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục và các tác phẩm khác (*) … là những tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết học, lịch sử, chính trị. do Lê Quý Đôn biên soạn, Theo Phan Huy Chú thì Lê Quý Đôn còn có Quế Đường văn tập, gồm 4 quyển, nhưng sách này đã mất.

(*) Dương Quảng Hàm đánh giá: Lê Quý Đôn thật là một nhà bác học ở đời Lê mạt: một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tác phẩm của ông tuy đã thất lạc ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu để ta khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước Việt. Các tác phẩm chữ Hán của Lê Quý Đôn có thể chia ra làm 5 loại 1.) Các sách bàn giảng về kinh, truyện như:
Dịch kinh phu thuyết (Lời bàn nông nổi về Kinh Dịch), gồm 6 quyển.Thư kinh diễn nghĩa (Giảng nghĩa Kinh Thư), gồm 3 quyển, đã được khắc in, có tựa của tác giả đề năm 1772. Xuân thu lược luận (Bàn tóm lược về kinh Xuân thu). 2. Các sách khảo cứu về cổ thư như:  Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách), gồm 4 quyển, đã khắc in, có tựa của tác giả (đề năm 1757), của Chu Bội Liên (người nhà Thanh) và của Hồng Hải Hi (sứ Triều Tiên đề năm 1761). Thánh mô hiền phạm lục (Chép về mẫu mực của các bậc thánh hiền), gồm 12 quyển, có tựa của Chu Bội Liên và Hồng Khải Hi đề năm 1761; Vân Đài loại ngữ (Lời nói, chia ra từng loại, ở nơi đọc sách), gồm 4 quyển, viết năm 1773. Sách chia làm 9 mục, mỗi mục lại chia làm nhiều điều. Trong mỗi mục, tác giả trích dẫn các sách Trung Hoa (cổ thư, ngoại thư) nhiều quyển hiếm có, rồi lấy ý riêng của mình mà bàn. Xem sách này thì biết tác giả đã xem rộng đọc nhiều. 3. Các sách sưu tập thi văn như : Toàn Việt thi lục (Chép đủ thơ nước Việt), gồm 20 quyển (theo Phan Huy Chú), nhưng hiện còn 15 quyển. Sách do ông phụng chỉ biên tập, dâng lên vua Lê Hiển Tông xem năm 1768. Trong sách sưu tập thơ của các thi gia Việt Nam từ đời Lý đến đời Hậu Lê….Đây là một quyển sách quý để khảo cứu về tiểu sử và tác phẩm của các thi gia. Hoàng Việt văn hải (Bể văn ở nước Việt của nhà vua), là sách sưu tập các bài văn hay.4)  Các sách khảo về sử ký địa lý như  Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”), gồm 30 quyển (theo Phan Huy Chú), viết năm 1749. Đây là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện (chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên) chép từ thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng (theo Phàm lệ của tác giả). Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn truyền lại mấy phần là: -Đế kỷ (2 quyển), chép từ năm Lê Lợi khởi nghĩa (1418) đến năm ông mất (1433). -Nghệ văn chí (1 quyển), chép về sách vở văn chương. Liệt truyện (11 quyển), chép về các Hậu phi, Hoàng tử, Danh thần (đời vua Lê Thái Tổ) và Nghịch thần (từ cuối đời nhà Trần đến nhà Mạc); Quốc triều tục biên, gồm 8 quyển, chép theo thể biên niên, từ Lê Trang Tông (1533) đến Lê Gia Tông (1675), chép việc kỹ lưỡng, bổ sung chỗ còn thiếu trong sử cũ. Theo Dương Quảng Hàm, sách này đã thất lạc;.Bắc sứ thông lục (Chép đủ việc khi đi sứ sang Trung Quốc), 4 quyển, làm năm 1763. Trong sách ghi chép các công văn, thư từ, núi sông, đường sá, chuyện trò, đối ứng trong khi đi sứ (1760-1762); Phủ biên tạp lục (chép lẫn lộn về chính trị cõi biên thùy), gồm 6 quyển, làm khi tác giả được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ ở phủ Thuận Hóa (1776). Trong sách biên chép khá tường tận xã hội xứ Đàng Trong (nhất là xứ Thuận Hóa và xứ Quảng Nam) ở thế kỷ 18; Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những điều thấy nghe), gồm 12 quyển, có tựa của tác giả đề năm 1777. Đây là tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Trong sách, tác giả đã đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác cho tới các lĩnh vực thơ văn, sách vở; Âm chất văn chú, gồm 2 quyển, đã khắc in, chép các bài huấn chú của các nhà ở Trung Quốc, có kèm theo lời đính chính của tác giả; Danh thần lục, gồm 2 quyển, chép công việc của các danh thần các triều; 5. Thơ văn Liên châu thi tập, gồm 4 quyển, chép thơ của Lê Quý Đôn cùng các thi gia khác, và những bài trả lời của các thi sĩ nhà Thanh và Cao Ly làm khi ông đi sứ sang Trung Quốc;Quế Đường thi tập (Tập thơ Quế Đường), gồm 4 quyển; Quế Đường văn tập (tập văn Quế Đường), gồm 3 quyển.Về văn Nôm, hiện nay còn: Bài “khải” viết bằng văn xuôi chép trong Bắc sứ thông lục.

Những chỉ dấu Sách tham khảo để tìm hiểu sâu hơn về Lê Quý Đôn bao gồm

  • Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập 1 [mục Nhân vật chí] và tập 3 [mục Văn tịch chí]). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
  • Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (bản in lần thứ 10). Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1986,
  • Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển thượng, Nxb. Trình bày, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản.
  • Nguyễn Lộc, mục từ “Lê Quý Đôn” trong Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004.
  • Bùi Hạnh Cẩn, Lê Quý Đôn. Nxb Văn hóa, 1985.
  • Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (tập 1). Nxb Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1966.
  • Văn Tân, “Con người và sự nghiệp Lê Quý Đôn” in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.
  • Nhóm biên soạn sách Phủ biên tạp lục, “Tiểu sử Lê Quý Đôn”, in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.
  • Trần Văn Giáp, Tìm hiểu khoa sách Hán Nôm (trọn bộ). Nxb Khao học xã hội, 2003.
  • Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 6, phần “Tiểu sử Lê Quý Đôn”). Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
  • Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), Văn học thế kỷ 18. Nxb Khoa học xã hội, 2004.
  • Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, 1992.

LÊ QUÝ ĐÔN QUẾ ĐƯỜNG THI TẬP

Quế Đường thi tập là trước tác của học giả Lê Quý Đôn, bao gồm 225 bài thơ sáng tác bằng Hán văn. Tập thơ lần đầu tiên được tuyển chọn và dịch (44 bài) sang tiếng Việt năm 1976 do Ty Thông tin văn hoá Thái Bình ấn hành. Các bài thơ trong tập sách ( gồm 4 phần: Phiên âm (không có nguyên tác chữ Hán đi kèm); Dịch nghĩa; Dịch thơ và Chú thích) do nhà Hán học Đào Phương Bình thực hiện. Theo Thi Viện đúc kết trích dẫn theo đường link dưới đây để hổ trợ nghiên cứu dịch thuật thơ văn Lê Quý Đôn

  1. Bắc Trấn hỷ vũ
  2. Cổ Lộng thành
  3. Do bản quốc phụ nữ phiêu bạt nội địa hữu cảm, thứ Huệ Hiên vận
  4. Du độ Kiển thiệp tiểu giản đắc bình địa kỳ 1
  5. Du độ Kiển thiệp tiểu giản đắc bình địa kỳ 2
  6. Dũng Liệt giang thượng
  7. Đại Đăng xuyên
  8. Đăng Xuyên Sơn nham
  9. Đề Chích Trợ sơn
  10. Để Dương Châu đăng chu
  11. Đề Từ Thức động
  12. Độ Lương Phúc tiểu giang
  13. Độ Thiên Đức giang
  14. Đông Cứu sơn
  15. Giản Triều Tiên quốc sứ Hồng Khải Hy, Triệu Vinh Tiến, Lý Huy Trung
  16. Khách trung nguyên đán – Tân Tỵ minh niên
  17. Kinh Quán Nẫm thiệp tiểu giản thuỷ đăng sơn lộ
  18. Liên nhật âm vũ ngẫu thư
  19. Phụng chỉ Nam hoàn chú Thông Châu
  20. Quan Đại Bi tự
  21. Tảo độ Hà Kiều ngọ, tại Cảnh Châu Đông Quang dịch mạn đề bích gian
  22. Thị Hạ Dã ngâm khoáng hữu cảm
  23. Thị Xuân Lai đê hựu túc Phổ Lộng
  24. Thôn xá dạ toạ
  25. Thứ Kiệm Đường phụng chỉ nghinh sứ thần tứ chương
  26. Trú Hoà Lạc
  27. Trú Hoài An phỏng Hoài Âm hầu điếu đài
  28. Vọng Thanh Hoa nhất đới duyên sơn ngẫu thành

LÊ QUÝ ĐÔN TINH HOA

Lê Quý Đôn tinh hoa lưu lại đây một ít ghi chú và cảm nhận lắng đọng nhất về bậc danh sĩ tinh hoa, nhà bác học và là nhà thơ lớn này. Lê Quý Đôn cuộc đời và sự nghiệp đã tỏa sáng từ thuở tài năng thần đồng cho tới khi ông được thỏa chí, trãi qua các chặng đường hoạn lộ thăng trầm tùy vua giỏi vua mạt và thời cuộc chuyển biến, cho tới khi vận hạn nhà Hậu Lê Trịnh leo lét như ngọn đèn trước gió. Lê Quý Đôn đã biết cách hành xử lỗi lạc và trọng tâm trước tác để minh triết bảo thân không bị cuốn vào vòng xoáy nghịch cảnh của Hoài Âm Hầu.

Kiệt tác
Trú Hoài An phỏng Hoài Âm hầu điếu đài ý tứ của ông sâu xa và khéo lạ lùng:








Trú Hoài An phỏng Hoài Âm hầu điếu đài

Văn thuyết Hàn hầu cựu điếu than,
Tiêu nhiên cảm cổ vấn Hoài An.
Kiền khôn không khoát anh hùng viễn,
Sơn thuỷ vi mang tín thệ hàn.
Du tử vô tình ca kích trúc,
Tướng quân hữu hận hối đăng đàn.
Nam Xương, Tứ Thượng giai đình trưởng,
Yếm bạc không ta tổng nhất ban.

Dịch nghĩa

Nghe nói đó là nơi câu cá khi xưa của Hàn hầu,
Nghĩ đến chuyện cũ, lòng cảm khái bèn tìm đến đất Hoài An.
Trời đất mênh mang, anh hùng đã xa khuất,
Sông núi lờ mờ, lời thề xưa đã nguội lạnh.
Du khách vô tình ca bài “kích trúc”,
Tướng quân hối hận đã lên đài nhận ấn phong hầu.
Những kẻ ở Nam Xương hay Tứ Thượng đều là đình trưởng,
Than ôi, bọn họ đều phường bạc bẽo cả.

Chú thích:
(1) Hàn hầu: Hoài âm hầu là tước phong của Hàn Tín.
(2) Hoài An: Địa danh thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), gần huyện Hoài Âm, đất phong của Hàn Tín.
(3) Khi phong tước hầu cho các công thần, Hán Cao Tổ có thề: “Dù cho sông Hoàng Hà cạn đi chỉ còn như cái đai áo, núi Thái Sơn mòn đi chỉ còn như hòn đá mài, thì đất phong vẫn còn đó, để lại cho con cháu muôn đời sau …”
(4) Kích trúc: gõ cái “trúc”, là một nhạc khí thời cổ. Bạn Kinh Kha là Cao Tiệm Ly gõ cái “trúc”, Kinh Kha hát hòa theo, trong đó có câu “Tráng sĩ một đi không trở về”, sau đó qua sông Dịch vào đất Tần. Lê Quý Đôn dùng hai chữ “kích trúc” để gợi lại số phận bi thảm của Hàn Tín bị Lã Hậu, vợ Hán Cao Tổ giết.
(5) Khi Hàn Tín bị buộc tội mưu phản, ông hối hận khi xưa đã lên đài bái nhận tước phong, coi đó là bước mở đầu cho những tai họa của mình sau này.
(6) Khi còn hàn vi, Hàn Tín phải nương nhờ một tên đình trưởng ở đất Nam Xương, hắn đối xử với Hàn Tín rất bạc. Lưu Bang vốn cũng xuất thân là một đình trưởng ở đất Bái (tức Tứ Thượng), nay ở về phía Đông huyện Bái, tỉnh Giang Tô.

Dịch thơ:
Nghe nói đài câu, dấu tướng Hàn,
Ngậm ngùi chuyện cũ đến Hoài An.
Đất trời man mác anh hùng vắng,
Sông núi lờ mờ ước thệ tan.
Du tử hát chi bài kích trúc,
Tướng quân hận mãi thuở đăng đàn.
Nam Xương, Tứ Thượng đều đình trưởng,
Bạc bẽo, chao ôi, vẫn một đoàn.
(Đào Phương Bình dịch)

Nguồn:
1. Đặng Đức Siêu, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000
2. Thơ Lê Quý Đôn (Tuyển một số bài trong Quế Đường thi tập), Ty Thông tin văn hoá Thái Bình, 1976

Lê Quý Đôn tại Kiến văn tiểu lục đã chép lại bài thơ Cao Biền, với ý tứ thật thâm trầm.

Hoàng Kim trong bài “Bí mật Cao Biền trong sử Việt” đã ghi lại như sau:”Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’  nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:

Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.





An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều

Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.

Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977

Lê Quý Đôn trong tập thơ Quế Đường thi tập có bài thơ Cổ Lộng thành thật sâu sắc :








Cổ Lộng thành

Hoang luỹ đồi viên tứ bách thu,
Qua đằng đậu mạn phóng xuân nhu.
Bích ba dĩ tẩy Trần vương hận,
Thanh thảo nan già Mộc Thạnh tu.
Hoàng độc vũ dư canh cổ kiếm,
Hàn cầm nguyệt hạ táo tàn lâu.
Phong cương hà dụng cần khai tịch?
Nghiêu Thuấn đương niên chỉ cửu châu!
Thành Cổ Lộng do Mộc Thạnh, tướng nhà Minh xây ở Ninh Bình.

Nguồn: Quế Đường thi tập (tập 2), Lê Quý Đôn, NXB Đại học Sư phạm, 2020

Thành hoang, tường đổ, bốn trăm năm
Dưa đậu xum xuê toả rễ mầm
Cơn giận vua Trần, con sóng rửa
Hổ ngươi Mộc Thạnh cỏ khôn ngăn
Cày mưa bò khoẻ lật gươm cũ
Lầu nát chim kêu lạnh bóng trăng
Bờ cõi cần chi lo mở rộng
Chín châu Nghiêu, Thuấn đủ giang san

Nguồn: 300 bài thơ Việt chữ Hán (Hán tự Việt thi tam bách thủ), Ngô Văn Phú dịch, NXB Hội nhà văn, 2003

Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng, mất vào ngày 11 tháng 6 năm 1784. Chúa Trịnh gãy cột chính. Nhân dân thì đói khổ, loạn kiêu binh xẩy ra; kẻ mưu mô đầy triều, nhà Tây Sơn trước ngõ, Quế Đường thi tập, tôi chọn chép thêm ba bài yêu thích Bắc Trấn hỷ vũ; Đề Từ Thức động; Đại Đăng xuyên, thay cho lời bình:

MỪNG MƯA Ở BẮC TRẤN
Nguyên tác Lê Quý Đôn
Dịch thơ Đào Nguyên Bình

Khô cằn nứt nẻ ruộng bờ căng
Đồng nội mưa tuôn xiết nỗi mừng
Tối đất đi bừa khen chú nghé
Dẫm mây cấy lúa khéo tay nàng
Bớt phần khó nhọc bao niềm nở
Hưởng thú phong đăng khắp rộn ràng
Lương thực rồi đây nhiều chất núi
Công ơn thần thánh đáng phô trương

Nguyên tác Bắc Trấn hỷ vũ








Bắc Trấn hỷ vũ

Quy sách kham kinh thổ khí cang,
Như kim tứ dã tịnh uông dương.
Phân khai nhật ảnh ngưu canh thảo,
Đạp phá vân quang nữ sáp ương.
Tỉnh khước cần lao tranh cổ vũ,
Hưởng tư phong túc cộng bình khang.
Trì kinh sùng tích nhân nhân khánh,
Ưng chí thần công thánh trạch tràng.

Dịch nghĩa

Ruộng đồng khô cằn nứt nẻ như những vệt trên mình rùa, trông rất sợ
Hiện nay bốn phía đồng nội đều mưa chan chứa
Tách khỏi bóng mặt trời, con trâu bừa cỏ
Dẫm vỡ ánh sáng mây, cô gái cấy lúa
Bớt hẳn sức khó nhọc, đua nhau cổ vũ
Hưởng sự phong túc ấy, cùng sống yên vui
Người người vui mừng, lương thực sẽ chất cao như gò núi
Được thử thách về công thần ơn thánh dài lâu
Bắc Ninh và Bắc Giang hồi xưa gọi là Bắc Trấn hay cũng gọi là Kinh Bắc. Lê Quý Đôn đã có thời gian làm quan ở đây.

Nguồn: Thơ Lê Quý Đôn (Tuyển một số bài trong Quế Đường thi tập), Ty Thông tin văn hoá Thái Bình, 1976


THƠ ĐỀ ĐỘNG TỪ THỨC
Nguyên tác Lê Quý Đôn

Nghe nói thần tiên chuyện cũng ngờ
Cửa hang đào biếc luống hoang sơ
Càn khôn một cõi cho Từ đến
Mây nước bao lâu để Giáng chờ
Trống đá trăng thanh vang tiếng dội
Bãi đêm muối nhạt đẫm sương vơ
Đời ai khổ những mơ tiên đó
Nào biết Thiên Thai lại hững hờ

Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004

Đề Từ Thức động

Văn đạo thần tiên sự diểu mang,
Bích Đào động khẩu thái hoang lương.
Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức,
Vân thuỷ song nga lão Giáng Hương.
Thạch động hữu thanh khao hiểu nguyệt,
Diêm điền vô vị nát thu sương.
Thế nhân khổ tác Thiên Thai mộng,
Thuỳ thức Thiên Thai diệc hí trường.

Dịch nghĩa

Nghe nói chuyện thần tiên là mơ mộng
Cửa động Bích Đào nay thật hoang lương
Từ Thức chỉ mặc áo vải thô đi tìm tiên khắp trời đất
Ở cảnh mây nước, hai mắt Giáng Hương mong (Từ Thức) đến già
Trăng gần sáng, nghe trong động đá, như có tiếng gõ kêu
Giọt sương thu thấm bãi muối, muối thành nhạt
Nhiều người cho rằng Từ Thức gặp tiên cũng như chuyện (Lưu Nguyễn) vào Thiên Thai
Nhưng ai ngờ Thiên Thai chỉ là một câu chuyện đùa

Động Từ Thức còn gọi là động Bích Đào, thuộc địa phận xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, là một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta, có liên quan đến câu chuyện Từ Thức gặp tiên chép trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Hiện nay còn thấy hai bài thơ chữ Hán khắc trên vách động, một bài của Lê Quý Đôn được người sau cho khắc trên phiến đá dựng trong cửa động vào năm 1905, và một của chúa Trịnh Sâm đề năm 1771.






Đại Đăng xuyên

Tân cảnh lưu hồng thụ,
Tà dương há thuý vi.
Kê minh giang nguyệt thướng,
Thiền táo hải vân quy.
Trào thuỷ hữu triêu tịch,
Ngư ông vô thị phi.

Dịch nghĩa

Cảnh mới ghi dấu trên đám cỏ đỏ
Nắng chiều soi dọc giải núi giăng xanh
Gà gáy, trăng sông bắt đầu mọc
Tiếng ve chói tai, mây biển bay về
Nước triều có lúc sớm lúc tối
Ông chài chẳng thèm biết đến các việc phải trái
Sông Đại Đăng thuộc xã Yên Đăng huyện Yên Khang (nay là Yên Khánh), Ninh Bình.

Nguồn: 300 bài thơ Việt chữ Hán (Hán tự Việt thi tam bách thủ), Ngô Văn Phú dịch, NXB Hội nhà văn, 2003.

Hoàng Kim cảm nhận khi thăm Vân Đài quê Cụ Lê Quý Đôn: ” Kính anh
Hoàng Đại Nhân, Quê anh Hoàng Đại Nhân ‘Vân Đài loại ngữ” của cụ Lê Quý Đôn tinh hoa thực sự đẹp. Mình thật sự ngưỡng mộ. Cụ Lê Quý Đôn thật tuyệt vời. Anh viết và ghi thêm chút hình ảnh như thầy Phạm Quang Khánh viết về làng Lý Học nơi gốc tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có dấu tích lưu đến ngày nay thì hay quá. Hoàng Kim chỉ viết được chút chiêm nghiệm về LÊ QÚY ĐÔN TINH HOA mà thôi. Anh làm ơn viết thêm về cụ nhé” “Cụ Lê Quý Đôn lấy vợ ở thôn anh, (nhà Cụ ở cách đó chừng 3 km, cùng nằm bên đường tỉnh lộ 223, sách khen quê ngoại Vân Đài cũng là có ý), lại thêm chuyện Cụ ở thời chúa Trịnh Sâm là vị chúa rất trọng Cụ và rất yêu rất mực bà chúa Chè Đặng Thị Huệ. Chúa Trịnh Sâm muốn trao quyền cho cho con thứ là Trịnh Cán vì cho rằng con trưởng là Trịnh Tông của bà hoàng hậu có tính ham võ nghệ, ham chọi gà, tính tình không nhân hậu bằng, Nếu nhược bằng không được, thì chúa quyết nhường ngôi cho em là Trịnh Bồng chứ không dùng Trịnh Tông. Chính việc ấy của nhà chúa đã gây nên mầm loạn để nhà Tây Sơn kiếm cớ đem binh ra Bắc danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh làm sụp đổ tập đoàn Lê Trịnh. Cụ Lê Quý Đôn cáo quan về quê vì ẩn tình đau buồn sâu sắc, không thể cưỡng nỗi mệnh trời. Văn chương Cụ trác tuyệt, một đời lưu lại căn bản mười câu ngôn chí: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho” “Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao, Vì cảm ơn sâu biết tính sao! Hai biểu ra quân lòng đã tỏ, Tám đồ bày trận giá càng cao. Tam phân gặp buổi đương tranh vạc, Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao. Miếu cũ ngày nay qua tới đó, Tấc lòng khởi kính biết là bao! ” (Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004). Cụ ‘mười phân vẹn mười’. “‘Vân Đài lộng lẫy bức tranh quê’ (ảnh Hoàng Đại Nhân). Hiếm người như Cụ Lê Quý Đôn, làm đại quan nhưng về hưu thanh nhàn, ở thôn quê thời nhiễu loạn, đúc kết được tinh hoa nếp nhà: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Trong thời vận của Cụ ‘Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong’ Cụ về hưu còn Nguyễn Thiếp, Ngô Thời Nhậm thì ra giúp nhà Tây Sơn, Đặng Trần Thường thì chọn theo chúa Nguyễn Ánh, còn Nguyễn Du thì ‘bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’ chọn phò Lê mười lăm năm lưu lạc, làm Nam Hải Điếu Đồ và Hồng Sơn Liệp Hộ sau giúp Nguyễn, làm danh sĩ tinh hoa thời nhà Nguyễn, lưu được ngọc cho đời. Danh sĩ tinh hoa trong thiên hạ, vì thời thế nhiễu loạn mà vàng lầm trong cát, có số phận và cuộc đời không giống nhau, nhưng cụ Lê Quý Đôn tỏ chí “Gia Cát Lượng” là rất rõ ràng. Du lịch sinh thái Việt ngày nay tiếc là chưa thấu thôi. Ảnh của anh đẹp lắm, Kim Hoàng xin được lưu ảnh đẹp Vân Đài về trang “Lê Quý Đôn tinh hoa” và “Nếp nhà đẹp văn hóa”.

Lê Quý Đôn tinh hoa, còn mãi với thời gian.

Hoàng Kim

xem thêm thông tin du lịch liên quan:
Dấu ấn 4 di tích lịch sử – văn hóa tại Hưng Hà (Thái Bìnhhttps://baodautu.vn/dau-an-4-di-tich-lich-su-van-hoa-tai-hung-ha-thai-binh-d122088.html

Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/le-quy-don-tinh-hoa/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/le-quy-don-tinh-hoa/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-6/https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-7/

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
HTNhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/
https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung.. Bài học mới mỗi ngày, mời đọc tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

Luyện nghe hiểu tiếng Trung

Video link 24 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 3 https://youtu.be/vsnZ1xD3FzY

Video link 24 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/iHUNa-Usm0Q

Video link 24 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/PtwmYsdfGbA

Video link 23 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/0Y5I_tqXl-Y Video link 22 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/H18KOSJ5dtA
Video link
22 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/092ItPCwStk

Video link
21 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 5
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 4https://youtu.be/fCzGHiFpFaQ
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 3https://youtu.be/BhicMKFO8P0
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/UhPLIo2VV_Y
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/9HO6iHUM

Video link 20 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 4 https://youtu.be/1qxbknLvzgE
Video link 20 7 2022 HTN Hanyuxuexi
https://youtu.be/a6sXMCmHQ7c
Video link
20 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/Py7DtN-a00Y
Video link
20 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/5qyHWUA_Gpo
Video link 19 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 5
https://youtu.be/SssR8SXo1o4
Video link
19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 4https://youtu.be/CU1Gqc1V1Pw
Video link 19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 3
https://youtu.be/QDmjuljvS_A
Video link
19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/XLkWPWaIxTU
Video link
19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/Imc0mJxQ1vQ
xem tiếp
https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

VIỆT NAM HỌC 越南社会经济和文化概述
Hoang To Nguyen et al. 2022#vietnamhoc#cnm365#cltvn#Disanthegioitaivietnam#Vuonquocgiavietnam#Nongnghiepsinhthaiviet#Ngônnguvanhoaviet#Thungdung
#HTN#NhaTrantrongsuViet#Quoccongdaolamtuong#Minhtriethochiminh#Tietcheducdungnhan
#Truclamtrannhantong#Nguyentraiducthuyson #Nguyentraikiettacthovan

 

NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN
Hoàng Kim

Qua Non Nước Ninh Bình
Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi
Người hiền in bóng núi
Hoàng Long sông giữa lòng:

“Cửa biển có non tiên
Năm xưa thường lại qua
Hoa sen nổi trên nước
Cảnh tiên rơi cõi trần


Bóng tháp xanh trâm ngọc
Tóc mây biếc nước lồng
Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo
Bia cổ hoa rêu phong”


Dục Thuý sơn
Nguyễn Trãi

Hải khẩu hữu tiên san,
Niên tiền lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh truỵ nhân gian.


Tháp ảnh, trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*),
Bi khắc tiển hoa ban.

(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!”

Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.

(**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều

浴翠山

海口有仙山,
年前屢往還。
蓮花浮水上,
仙景墜塵間。
塔影針青玉,
波光鏡翠鬟。
有懷張少保,
碑刻蘚花斑。


(***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này
http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html .

CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ
Lương Hữu Khánh


Một hòm kinh sử, níp kim cương.
Người, tớ cùng qua một chuyến dương.
Đám hội đàn chay người đủng đỉnh.
Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang.
Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ.
Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng.
Một chốc lên bờ đà tiễn biệt.
Người thì lên Phật, tớ nên sang.

Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài.

Hoàng Kim
(Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn , bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) xem tiếp
Tư liệu đền thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê huyện Thường Tínhttps://www.facebook.com/watch/?v=1388956931535595

NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim

Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ và đọc thêm tư liệu (H) Thứ trong mộ Nguyễn Trãi khiến người đời rợn người https://www.facebook.com/TinhHoa24Hours/videos/1388956931535595

Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).

Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục

YÊN TỬ

Nguyên văn chữ Hán

題 安子山花煙寺

安山山上最高峰,
纔五更初日正紅。
宇宙眼窮滄海外,
笑談人在碧雲中。
擁門玉槊森千畝,
掛石珠流落半空。
仁廟當年遺跡在,
白毫光裏睹重瞳。

Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự

Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.

YÊN TỬ

Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử
Nguyễn Trãi

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

(Bản dịch của Hoàng Kim)

Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)

(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)

Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.

(Bản dịch của Lê Cao Phan)

Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.

(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976

Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!

(Bản dịch của Lâm Trung Phú)

NGÔN CHÍ

Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

QUAN HẢI

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

OAN THÁN

Nguyên văn chữ Hán

浮俗升沉五十年
故山泉石負情緣
虛名實禍殊堪笑
眾謗孤忠絕可憐
數有難逃知有命
大如未喪也關天
獄中牘背空遭辱
金闕何由達寸箋

Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?

Dịch nghĩa THAN NỔI OAN

Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?

Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:

Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?

Bản dịch của Thạch Cam

Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.

Bản dịch của Lê Cao Phan

NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim


Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô
Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”

Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“

Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt .
Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm sau vết nhục sạch làu.

Nhật nguyệt hối rồi minh’
Trăng che trời đêm rồi sáng
Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng !

Triệu Đà tích xưa còn đó
Nam Việt nhập vào nhà Hán
Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần
Đối Hàn Đường Tống Nguyên

Sách nay Đinh Lê Lý Trần
thay cho Triệu Đinh Lý Trần
Ngàn năm vết nhục sạch làu.
Chính sử còn, sự thật đâu ?

Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng che mặt trời
Nhật thực hôm nay.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp
Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam
Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời
CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm …
Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn
Ức Trai ngàn năm linh cảm

TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?

Vũ Bình Lục

(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!

Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.

Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu

Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!

Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.

Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.

Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu

Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…

Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.

Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?

Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.

Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?

*

Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai. Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”.

Hoàng Kim

(Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn, bài của tác gỉa Hoàng Kim, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ xem tiếp Tư liệu đền thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê huyện Thường Tínhttps://www.facebook.com/watch/?v=1388956931535595)

NẾP NHÀ ĐẸP VĂN HÓA
Hoàng Kim


“Nhân hậu thói nhà in một nếp / Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”/
Một gia đình yêu thương/ Nếp nhà đẹp văn hóa/ Hoa Đất thương lời hiền / Nhà Trần trong sử Việt / Mạc triều trong sử Việt/ Nhớ Ông Bà Cậu Mợ / Trăng rằm sen Tây Hồ/ Trăng rằm vui chơi giăng. Nếp nhà là thói quen của một gia đình. Cụ Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Cụ Lê Quý Đôn viết “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho” (*). Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếp nhà xét cho cùng là sự bảo tồn phát triển tự do của mỗi cá nhân gia đình và dòng họ. Soi thấu gia tộc là soi vào văn hóa lịch sử của sự kế thừa, phát triển và biến đổi. xem tiếp Nếp nhà đẹp văn hóahttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nep-nha-dep-van-hoa/

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 14990
Nhập ngày : 25-07-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 25 tháng 9(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 24 tháng 9(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 23 tháng 9(22-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 22 tháng 9(22-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 21 tháng 9(22-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 20 tháng 9(22-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 19 tháng 9(19-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 18 tháng 9(18-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 17 tháng 9(17-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 16 tháng 9(16-09-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007