Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 17
Toàn hệ thống 538
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Chuyện là hôm gặp ở Trường, Dr. Bùi Minh Trí đi xe đạp lên, nói tôi mua xe đạp tập thể dục cho khỏe, đồng nghiệp cùng bộ môn Sinh lý Sinh hóa, khoa Nông học nên “bụt nhà không thiên”.

Chuyện là hôm gặp ở Trường, Dr. Bùi Minh Trí đi xe đạp lên, nói tôi mua xe đạp tập thể dục cho khỏe, đồng nghiệp cùng bộ môn Sinh lý Sinh hóa, khoa Nông học nên “bụt nhà không thiên”. Mấy ngày sau thấy mệt mệt trong lồng ngực tôi đến phòng khám của anh bạn Dr. Đỗ Quang Huân - Viện tim, sau khi khám xong ngoài thuốc men Dr. Huân còn khuyên tôi mua xe đạp đạp thể dục để nhịp tim tăng lên mức 100 pbm và kéo dài ít nhất 30 phút mỗi ngày, tim mới khỏe, Dr. vẽ nhịp tim tăng giảm trên giấy đầy thuyết phục, thế là về mua ngay! “Bụt tim” giải thích sợ quá nghe liền! hì hì.
Mua xe về, chụp hình khoe Dr. BM Trí, thế là được mời vào FB “Hội xe đạp NLU” với lời giới thiệu nghe cũng đã tai!
Khi vào trang FB của Hội xe đạp NLU đọc bài học vỡ lòng dành cho người đi xe đạp mới vỡ lẽ, giá như đọc được trước khi mua xe! (Câu chuyện 2 về chiếc xe độp).
Mấy ngày nay đạp khá ngoan, đều đặn mỗi ngày 2 lần sáng và chiều, # 30 phút/lần vòng quanh 2 công viên gần nhà, thấy cũng êm, khỏe ra!
Đạp xe thong thả, thư giãn trong bầu không khí mát mẻ sáng mai, tự nhiên trong đầu nghĩ chiếc xe đạp hay thiệt! nó là một hệ thống đơn giản, gọn gàng và có tính hệ thống. Nếu bạn tháo rời bánh, sên, líp, yên, gidon, … mỗi bộ phận nằm một nơi, nó không thể chạy được, nó không còn là hệ thống, nhưng khi lắp ráp kết nối lại, các bộ phận, các thành phần kết hợp nhau thành một hệ thống và khi bạn giữ được thăng bằng, tác động một lực đạp, xe sẽ chạy, đi đâu, nhằm làm gì? Thế là hệ thống có được một mục đích rõ ràng.
Khi dừng lại, chiếc xe đạp còn là hệ thống không?
Bạn có thể lấy một bộ phận của xe này chuyển qua ráp vào xe khác hoặc mục đích khác như lấy bánh xe đạp lắp rắp làm xe kéo, xe thồ. Vậy là mỗi bộ phận, mỗi thành phần có tính độc lập tương đối của nó.
Chợt nhớ và ký ức thời thơ ấu trước 75 ào về, …. Ngày ấy Ba tôi đi làm ở Trung tâm Huấn luyên Hòa Cầm, Đà Nẵng. Ba mua cho tôi chiếc xe đạp để tự đạp đi học và giao tôi "tự quyết", với tính tình cũng hay nghịch ngợm, vài tháng tôi tháo ra cạo và sơn lại màu sơn khác để có xe mới đi khoe với chúng bạn. Một hôm Ba tháo bỏ nhông sên xe honda 67, vì đã giãn nhão, tôi lấy sên xe honda thay vào sên xe đạp của mình cho “oai” lại đi khoe với bọn chúng trong xóm, nhưng hổi ơi! sau chưa đầy 1 tuần đĩa và líp xe đạp tiêu tùng (mòn nhọn hết), bị la một trận nhưng rồi lại được bộ bộ đĩa sên líp mới! Hi hì!
Vậy là nếu các bộ phận của xe không đồng bộ, không ăn khớp thì các thành phần sẽ vênh nhau dẫn đến hỏng xe đạp, hư hệ thống.
Ngẫm ra, Hệ thống là tập hợp các thành phần có quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau theo một qui luật nhất định để trở thành một chỉnh thể thống nhất cho một mục đích được đặt ra. Từ đó xuất hiện một tính trồi của hệ thống mà từng thành phần riêng lẽ không có được. Trong công việc của một tổ chức, Hội “xe độp” NLU là một hệ thống và trong cuộc sống đời thường cũng không ngoại lệ vận hành theo qui luật của hệ thống.
Khi có hệ thống tốt, bạn hãy lên xe đạp một lực hợp lý tùy mục đích chuyến đi, xe chắc chắn sẽ chạy đến đích, có chăng còn tùy một chút cơ duyên do bạn gieo hạt giống tâm hồn hôm qua.

Số lần xem trang : 15014
Nhập ngày : 15-02-2022
Điều chỉnh lần cuối : 15-02-2022

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Giáo dục-Phát triển

  Tri ân Người Thầy nhân 20-11-2024(25-11-2024)

   Phúc âm từ Chị Út Oanh/Bác Út!(18-09-2022)

  Hè 2022 - Bàu cát trắng - Bàu sen(14-08-2022)

  Bình minh trên Mũi Né, Bình Thuận - Hè 2022(14-08-2022)

  Thắp hương đầu Xuân tại Sa Đéc!(15-02-2022)

  Câu chuyện “độp” xe đầu Xuân!(15-02-2022)

  (15-02-2022)

  40 năm - Thương hiệu Cỏ May(13-11-2021)

  Người thầy không bục giảng nhân ngày 20-11-2020(20-11-2020)

  Bill Gates học để làm(05-06-2017)

Trang kế tiếp ... 1 2 3

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007