Phạm Văn Hiền Sinh viên ngành Nông học, Khuyến nông & PTNT, bạn quan tâm nội dung môn Hệ thống canh tác (Farming systems), hãy đọc nội dung
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2007
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
HỆ THỐNG CANH TÁC
1. Tên học phần: Hệ thống canh tác
Tên tiếng Anh: Farming systems
2. Mã học phần: …………………
3. Số đơn vị học trình: 03 (45 tiết)
4. Trình độ: Sinh viên năm 3
5. Phân bổ thời gian
- Lý thuyết : 30 tiết
- Thực hành: 15 tiết
6. Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Phạm Văn Hiền
7. Mục tiêu của học phần:
Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng:
Áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và tiếp cận hệ thống trong mô tả, phân tích và tìm ra những điểm “mắc” của hệ thống canh tác, xây dựng hệ thống canh tác bền vững và phát triển ra vùng mục tiêu (target area).
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần gồm 5 chương là một tiến trình nghiên cứu và phát triển HTCT tại một vùng kinh tế-sinh thái-nhân văn. Các phương pháp chọn điểm, mô tả chẩn đoán khó khăn, đưa ra giải pháp khả thi và nhận diện rộng.
Phần thực hành, sinh viên tiếp cận một hệ thống canh tác cụ thể, khảo sát và định hướng cho hệ thống canh tác phát triển bền vững.
9. Các học phần tiên quyết hay có liên quan
Nông học đại cương, Nông hoá thổ nhưỡng, các cây trồng, chăn nuôi đại cương, nông lâm kết hợp.
10. Nội dung chi tiết phân bố theo chương và số tiết tương ứng của học phần
Chương 1 GIỚI THIỆU MÔN HỌC (2: 0)
1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển môn học
2. Nông nghiệp và các giai đoạn phát triển nông nghiệp
thế giới và Việt Nam
3. Bối cảnh và sự cần thiết nghiên cứu & phát triển HTCT ở Việt Nam
Chương 2 KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CANH TÁC (3: 4)
1. Khái niệm về hệ thống
2. Khái niệm về hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng, cơ cấu cây trồng
3. Các quan điểm về nghiên cứu hệ thống canh tác
4. Thảo luận nhóm và trình bày
Chương 3 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CANH TÁC (5: 4)
1. Chọn vùng và điểm nghiên cứu HTCT
2. Mô tả điểm nghiên cứu HTCT
3. Đặt giả thuyết và thiết kế các thí nghiệm đơn lẻ
4. Thử nghiệm hợp phần kỹ thuật trong HTCT
5. Sản xuất thử và đánh giá
6. Khuyến nông và mở rộng sản xuất đại trà
7. Thảo luận tình huống nghiên cứu
Chương 4 CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
& PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CANH TÁC (15: 6)
1. Phương pháp PRA và RRA
2. Bản đồ phác thảo về địa điểm (Sketch mapping)
3. Lát cắt sinh thái (Transect)
4. Biểu đồ thời gian (Time line)
5. Biểu đồ xu thế (Trend line)
6. Biểu đồ thời vụ (Seasonality diagrams)
7. Phương pháp KIP
8. Phương pháp SWOT
Chương 5 NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG (5: 1)
1. Khái niệm và quan điểm bền vững
2. Các nguyên tắc phát triển nông nghiệp bền vững
3. Các chỉ số đánh giá tính bền vững
4. Một số hệ thống nông nghiệp bền vững
12. Tài liệu học tập, trang thiết bị phục vụ thực hành, thực tập, trợ huấn cụ
- Sách, giáo trình chính
1. Bài giảng Hệ thống canh tác
2. Phạm Chí Thành, 1998. Hệ thống nông nghiệp. NXB Nông nghiệp
- Sách tham khảo
3. FAO, 1992. Institutionalization of farming systems approach to development. Rome
4. FAO, 1992. Hệ thống canh tác. NXB Nông nghiệp Hà nội
5. Võ Tòng Xuân, 1996. Hội thảo mạng lưới Hệ thống canh tác Việt nam. ĐH Cần thơ
6. Võ Tòng Xuân, 1998. Development of Farming systems in the Mekong Delta of Vietnam. Ho Chi Minh Publishing house.
7. IRRI, 1992. Farming systems research in Asia.
Người biên soạn
PGS.TS. Phạm Văm Hiền
Số lần xem trang : 14861 Nhập ngày : 11-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Slide SLTV Lop HKi 2023-2024(17-09-2023) Slide SLTV Lop HKi 2023-2024(17-09-2023) Sinh viên DH20NH, DN20BV lớp SLNN T6-T7(29-09-2021) Sinh viên DH20NH, DN20BV lớp SLNN T6-T7(29-09-2021) Bài giảng Lớp KHCT - BVTV(22-12-2019) Thờ khóa biểu(28-10-2012) Thờ khóa biểu(28-10-2012) Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 219: 2006 - Cây Cà chua(17-03-2009) Tuyển chọn giống mía mới có nguồn gốc nhập nội(05-03-2009) Đê cương môn học(15-12-2008) Trang kế tiếp ...
|