Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7934
Toàn hệ thống 8862
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Giữa thế kỷ XX, nhiều nước châu Âu trở nên giàu có nhờ khai thác nguồn đất đai phong phú của các nước thuộc địa. Nhưng hiện tại, những nền kinh tế hùng mạnh đó đang lâm vào suy thoái và phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực. Chính vì vậy, thế giới đang hình thành xu hướng nước giàu thuê đất của nước nghèo để phát triển nông nghiệp.

Pakistan và châu Phi là 2 thị trường đất đai màu mỡ của các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước phương Tây bởi quỹ đất phong phú, giá rẻ. Gần đây, các tập đoàn của Trung Quốc ra sức cạnh tranh để thuê đất ở châu Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á nhằm phục vụ cho việc trồng trọt, cung cấp lương thực cho người dân theo kế hoạch dài hạn. Thống kê cho thấy, Nga và Trung Quốc đã mua và phát triển 80.400ha đất nông nghiệp từ nước khác để sản xuất lương thực.

Tại Tiểu vương quốc Ả Rập, gần đây cũng bùng nổ xu hướng thuê đất ở nước ngoài để trồng trọt và chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực của người dân. Công ty Al-Qudra Holding đã đặt kế hoạch thuê 400.000ha đất tại Australia, Croatia, Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Thái Lan, Ucraina và Việt Nam vào đầu năm 2009 trong thời gian 20 - 30 năm để sản xuất lúa mì, gạo, rau, ngô và chăn nuôi.

Đầu năm 2008, Chính phủ Lybi đã thương thảo với Chính phủ Ucraina một hợp đồng “lịch sử”. Theo đó, Lybi cho phép Ucraina khai thác dầu lửa và ga, đổi lại, Lybi được tiếp cận 247.000ha đất nông nghiệp của quốc gia này để sản xuất lương thực.

Tuy nhiên, xu hướng mới này nhận được không ít lời chỉ trích gay gắt. Lãnh đạo của Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc (FAO) ông Jacques Diouf đã cảnh báo rằng, việc các quốc gia giàu có thuê đất kiểu này có thể tạo ra hình thức thuộc địa kiểu mới với các quốc gia nghèo.

Cuộc chạy đua theo mục đích an ninh lương thực bằng cách thuê đất nông nghiệp của quốc gia khác đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những nước vốn phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhờ thế, một số nước đã áp thuế cao đối với nông sản xuất khẩu, đồng thời, đặt mục tiêu sản xuất lương thực phục vụ nhu cầu trong nước.

Tính đến nay, đã có gần 100 bản thoả thuận về đất đai đã được đăng tải lên website GRAIN, đây được coi là hiện tượng hiếm hoi trên thị trường đất đai thế giới. Điều thú vị đối với các nước như Trung Quốc, Brazil là, diện tích đất mà họ đang phải thuê của nước ngoài bằng chính số đất mà họ cho các quốc gia khác thuê.

Công ty South Koreas Daewoo Lgistics (Hàn Quốc) hợp đồng với Chính phủ Madagasca thuê 1 triệu hecta đất nông nghiệp trong thời hạn 99 năm để sản xuất 5 triệu tấn ngũ cốc/năm. Đây là vụ mua bán lớn nhất từ trước tới nay. Chính phủ Madagasca nồng nhiệt chào đón nhà đầu tư nhưng trước đó đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về tác động của môi trường khi công ty này hoạt động.

Cộng hoà Sudan là trường hợp điển hình khi thu hút các nhà đầu tư vào 90.000ha đất nông nghiệp. Một trường hợp tương tự là Campuchia, nơi mà nửa triệu người đang đối mặt với nạn đói, thay vì sắp xếp lại hệ thống sản xuất thì Chính phủ nước này lại kêu gọi Chính phủ một số nước châu á và Trung Đông tăng ít nhất 3 tỷ USD vào việc thuê hàng triệu hecta đất.

Theo Nhật báo Abu Dhabi, một số công ty tại các quốc gia thuộc Tiểu vương quốc Ả Rập đã thuê 16,187 triệu hecta đất tại tỉnh Balochistan của Pakistan (ước tính khoảng 40 triệu USD) để sản xuất lương thực cung cấp trở lại cho nước họ.

Các nhà phê bình cho rằng, việc theo đuổi mục đích giải quyết vấn đề thiếu lương thực theo cách này của các nền kinh tế phát triển sẽ thành công về phương diện đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực trong nước nhưng đồng thời có thể là mối đe doạ về việc nhập khẩu lương thực đối với các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, dường như chưa có giải pháp nào tốt hún.

 Nguyễn Thuỷ (Theo Worldfarming)

Số lần xem trang : 15221
Nhập ngày : 22-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 22-12-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  TRỒNG MÈ THAY LÚA XUÂN HÈ: HIỆU QUẢ KÉP (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009)

  NHỮNG THƯƠNG HIỆU MANG DẤU ẤN HỘI LÀM VƯỜN (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009)

  NUÔI CÁ TRÊN CAO NGUYÊN LÀM GIÀU (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009)

  RÚT NGẮN THỜI GIAN NHÂN GIỐNG HOA LY (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009)

  MỘT SỐ GIỐNG CÀ PHÊ MỚI CHO NĂNG SUẤT CAO (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (11-03-2009)

  THOÁT NGHÈO NHỜ NUÔI CÁ LỒNG (Báo KTNT - Số ra ngày 4/3/2009) (05-03-2009)

  HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ HÔ CÔNG NGHIỆP (Báo KTNT - Số ra ngày 4/3/2009) (05-03-2009)

  Từ việc thanh long mất đường sang Hoa Kỳ: Nghĩ về mối liên kết giữa các doanh nghiệp (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009)

  PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM: VẪN CÒN TÂM LÝ CHỦ QUAN (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009)

  "NGÂN HÀNG BÒ" - NIỀM VUI CHO NGƯỜI NGHÈO (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007