ThS. ĐỖ THỊ LỢI Sáng chế vì bức xúc chuyện rầy nâu hại lúa và vì sự vất vả của nông dân, anh Dương Văn Thuận (Hai Thuận) ở ấp Vĩnh Yên, xã Thạnh Trị (Gò Công Tây - Tiền Giang) đã cho ra đời giàn phun thuốc diệt rầy nâu độc đáo, hiệu quả. Giàn máy không chỉ giúp việc đồng áng đỡ vất vả mà còn giúp bà con tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật. “Bức xúc con rầy hại lúa”
Chúng tôi hỏi về động cơ để Hai Thuận cho ra đời giàn máy này, anh bộc bạch: “Nói thật, tôi là nông dân nên chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện phát minh hay sáng chế. Tôi làm giàn phun này chỉ vì bức xúc chuyện con rầy hại lúa”.
Hai Thuận bắt đầu nghiên cứu sáng chế giàn phun thuốc diệt rầy từ vụ lúa hè thu 2008. Trong một lần thăm đồng, thấy rầy nâu bám đầy gốc và thân cây lúa trong khi mới cách đó vài ngày anh vừa phun xịt thuốc trị rầy, Hai Thuận nghĩ nếu có thanh gạt làm lúa hơi nghiêng rồi mới phun thì thuốc sẽ xuống được thân và gốc, rầy không còn cơ hội sống sót.
Mất hơn nửa tháng, Hai Thuận ngày đêm vẽ vời trên giấy rồi loay hoay bên chiếc khung sắt hình bán nguyệt. Giàn phun đầu tiên ra đời, Hai Thuận đặt tên là TY01. Giàn này nặng 10kg, có 6 péc phun thuốc, phía dưới có một thanh sắt hình bán nguyệt để dễ trượt trên ruộng. Giàn phun còn có một thanh gạt để gạt lúa ngả xuống. Tiện dụng hơn, giàn có thể tháo, lắp rất tiện dụng; 6 péc phun có thể điều chỉnh phun thẳng hoặc nghiêng tùy theo yêu cầu. Giàn TY01 có thể phun trong phạm vi 1,6m, sử dụng cho bình gạt. Tháng 9/2008, Hai Thuận tiếp tục cải tiến TY01 thành TY02. TY02 phun trong phạm vi 2,5m với 8 péc phun và có thể sử dụng cho máy phun lẫn bình gạt.
Theo Hai Thuận, để làm một giàn phun thuốc diệt rầy nâu chỉ tốn khoảng 600.000 đồng. Thông thường, nếu phun bằng tay, 1ha lúa tốn 556.000 đồn, bao gồm tiền công và tiền mua thuốc; trong khi phun bằng giàn chỉ hết 357.900 đồng. Như vậy, sử dụng giàn phun bà con sẽ tiết kiệm được 198.000 đồng/ha/lần phun. Ngoài ra, phun thuốc diệt rầy bằng giàn còn hạn chế được ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe người phun.
Ông Phan Văn Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Trị cho biết: “Với sáng chế của Hai Thuận, hiệu quả phun thuốc trừ rầy cao hơn hẳn so với bình phun theo kiểu thông thường. Khi phun, người sử dụng chỉ cần đeo bình rồi kéo giàn phía sau, thanh gạt sẽ gạt nghiêng cây lúa, hệ thống péc phun thuốc đúng vào phần thân và gốc. Sử dụng giàn phun này vừa tiết kiệm thuốc, vừa rút ngắn thời gian phun và người phun ít chịu ảnh hưởng của thuốc”.
Khi Hai Thuận sáng chế giàn phun đầu tiên, Hội Nông dân xã đã tổ chức trình diễn cho bà con nông dân tham quan, đánh giá, ai cũng công nhận đây là sáng chế hữu ích đối với nhà nông. Ông Sáu ẩn, nông dân xã Thạnh Trị cho biết: “Chứng kiến tận mắt mới thấy giàn phun thuốc diệt rầy này hoạt động rất ngon lành. Sắp tới, tôi sẽ nhờ Hai Thuận làm một giàn để dùng cho ruộng nhà”.
Tiếng lành đồn xa, không lâu sau khi ra đời, giàn phun thuốc diệt rầy của Hai Thuận đã được Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang tín nhiệm và mời anh đi Đồng Tháp để trình diễn. Ông Lê Ngọc Mới, Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Trị tâm đắc: “Chúng tôi rất trân trọng những nông dân có óc sáng tạo như Hai Thuận. Sáng chế này giúp bà con giải phóng một phần sức lao động, tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nhờ đó, thu nhập tăng lên”.
Anh chàng đa tài
Được biết, Hai Thuận là con trai đầu trong một gia đình có tới 11 anh em. Hiện, anh sống cùng cha mẹ và cai quản tới 12 công (1 công =1.000m2) ruộng. Các chị, em đã yên bề gia thất, chỉ Hai Thuận vẫn đi về một mình. Từ năm 2005 đến nay, anh còn “lên chức” Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Vĩnh Yên. Anh tâm sự: “Làm nông dân không sao, nhưng đã nhận nhiệm vụ thì phải làm ăn cho ngon lành để bà con làm theo. Riêng máy phun thuốc diệt rầy, nó thực sự là công trình chứa đựng nhiều tình cảm, tâm huyết của tôi. Thú thực, tôi hiểu hơn ai hết nỗi khổ của bà con khi phải chống chọi với rầy nâu gây hại. Phun thuốc diệt rầy thường tốn nhiều công sức và tiền của, nếu phun không đúng cách thì mất công phun tới 2-3 lần. Hy vọng với chiếc máy này, bà con sẽ đỡ vất vả hơn”.
Trò chuyện với bà con ở ấp Vĩnh Yên, chúng tôi còn được biết, Hai Thuận không chỉ “nổi tiếng” với giàn phun thuốc diệt rầy nâu. Hơn chục năm trước, với mô hình lúa – dưa, anh trở thành nông dân sản xuất giỏi của huyện; là điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam mời lên TP. Hồ Chí Minh giao lưu. Không lâu sau đó, anh lại được bà con gọi là “Kiện tướng trồng màu” với mô hình xen canh: cà, kê, cải, cá, dưa cho thu nhập cao.
Mải chuyện trò với Hai Thuận, trời nhá nhem tối lúc nào không hay. Trên đường về, tôi nhớ mãi lời nói chân tình của anh nông dân giỏi giang, chịu khó: “Nông dân mình một nắng hai sương mới làm ra hạt lúa nhưng nhiều khi giá trị thu về chẳng được bao nhiêu bởi giá cả bấp bênh. Tôi chỉ mong cải tiến của mình giúp bà con đỡ cực...”.
Phương Tử Nghi Số lần xem trang : 15204 Nhập ngày : 30-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 30-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn TRỒNG MÈ THAY LÚA XUÂN HÈ: HIỆU QUẢ KÉP (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009) NHỮNG THƯƠNG HIỆU MANG DẤU ẤN HỘI LÀM VƯỜN (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009) NUÔI CÁ TRÊN CAO NGUYÊN LÀM GIÀU (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009) RÚT NGẮN THỜI GIAN NHÂN GIỐNG HOA LY (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009) MỘT SỐ GIỐNG CÀ PHÊ MỚI CHO NĂNG SUẤT CAO (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (11-03-2009) THOÁT NGHÈO NHỜ NUÔI CÁ LỒNG (Báo KTNT - Số ra ngày 4/3/2009) (05-03-2009) HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ HÔ CÔNG NGHIỆP (Báo KTNT - Số ra ngày 4/3/2009) (05-03-2009) Từ việc thanh long mất đường sang Hoa Kỳ: Nghĩ về mối liên kết giữa các doanh nghiệp (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009) PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM: VẪN CÒN TÂM LÝ CHỦ QUAN (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009) "NGÂN HÀNG BÒ" - NIỀM VUI CHO NGƯỜI NGHÈO (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|