Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 12
Toàn hệ thống 2991
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Luật pháp nước Brunei cũng như nhiều quốc gia hồi giáo khác cho phép đấng mầy râu được lấy 4 vợ, nghe thấy "mà ham", mấy anh có ý định qua "đầu quân" nhập tịch Brunei hãy đọc câu chuyện sau xem "có dám không?"

 

Chuyện sưu tầm từ trang web của Minhhue-vov.

   Những tưởng đàn ông Brunei được lấy bốn vợ là sướng, nhưng những ngày ở Brunei tôi mới hiểu được rằng đa thê lắm thiếp chẳng hề sung sướng chút nào, lắm khi lại chuốc vạ vào thân. Còn với phụ nữ là những nỗi niềm. Bạn đừng có tưởng “có trăng” mà “ quên đèn” được đâu.

   Cũng như nhiều nước Hồi giáo khác, luật pháp Brunei cho phép đàn ông được quyền lấy đến bốn bà vợ. Nhưng đừng vội nghĩ đàn ông xứ này cao giá. Tỉ lệ nam, nữ ở Brunei tương đối đồng đều. Đàn ông muốn lấy nhiều vợ phải kèm theo một điều kiện là cam kết với chính phủ về việc bảo đảm đủ điều kiện nuôi sống cả bốn bà vợ một cách chu toàn, công bằng cho đến suốt cuộc đời mới được phép cưới. Chỉ cần có một sự thiên vị, bỏ bê, thiếu trách nhiệm nào với một trong các bà vợ, quí ông có thể bị các bà kiện ra tòa ngay lập tức. Mức án cao nhất dành cho các ông “có trăng, quên đèn” có thể đến 20 năm tù để mà suy ngẫm chuyện đèo bòng.

   Vậy thế nào là đối xử công bằng với các bà vợ? Anh bạn người Brunei Harnan giải thích với tôi: “Đơn giản là tất cả phải được chia cho thật đều. Từ mua sắm áo quần, phòng ngủ, xe hơi. Nếu sắm cho người vợ này một cái nhà đồ sộ, tiện nghi thì cũng phải cấp tốc mua ngay những căn nhà tương tự cho các bà còn lại. Bà này thích một cái xe hơi đời mới thì ông chồng cũng phải điện thoại ngay cho các bà còn lại để mà xin phép. Không thể quĩ đen, quĩ đỏ gì cả. Rất rõ ràng”.

   Ở thủ đô Begawan, tôi nghe câu chuyện về một bà lớn đâm đơn ra tòa chỉ vì ông chồng không mua cho bà một chiếc xe hơi đời mới giống như bà nhỏ. Kết quả: tòa án phán quyết chấp thuận cho bà vợ được ly dị cùng với việc hưởng một phần ba số tài sản của ông chồng, đồng thời còn buộc ông chồng phải mua đền cho người vợ một chiếc xe hơi đời mới đúng như người vợ yêu cầu. Harnan kể: thậm chí cả trong chuyện gối chăn, phân bổ thời gian ở cạnh các bà vợ yêu quí cũng phải làm sao cho thật đồng đều, nếu không cũng có thể bị kiện. Chỉ nghĩ đến việc “xoay tua” như vậy trong tuần, như lời anh Haran nói, cũng đủ làm cho anh chóng mặt đến toát mồ hôi hột. Do vậy, dù luật pháp cho phép, nhưng cánh mày râu ở Brunei không nhiều người can đảm lấy vợ đến hết “quota”. Thường thì các ông thật là “sung sức” lắm cũng chỉ dừng lại ở mức 2-3 bà là cùng. Harnan nói anh chưa lập gia đình nhưng đã dự định sau này cũng sẽ chỉ lấy một người vợ. Nếu làm ăn dư dả thì cũng chỉ cưới thêm vợ thứ hai là hết cỡ. Tuy rằng đồng lương viên chức của Harnan khá cao, gần 5.000 BND/tháng (khoảng 50 triệu đồng VN), nhưng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho một gia đình nhỏ với hai người vợ thì quả là vất vả.

   Ngay cả giới đại gia ở Brunei nhiều người khốn khổ vì nhiều vợ. Mutar, một doanh nhân ở thủ đô Begawan, được xem là khá thành đạt khi có đến bốn căn nhà ngay tại trung tâm thủ đô, 18 xe hơi và bốn người vợ. Người vợ đầu của ông năm nay đã 50 tuổi, còn người vợ thứ tư vừa cưới được hơn một năm nay thì mới tròn 23 tuổi. Nhìn bề ngoài, nhiều người cứ cho là Mutar sướng, nhưng ông bảo với tôi: “Khổ lắm, khổ lắm, đừng đi lại con đường của tôi”. Trước đây, ông từng làm viên chức chính phủ, đồng lương không cách nào đủ nuôi bốn vợ nên phải nhảy ra ngoài kinh doanh thêm. Mỗi lần muốn dẫn người vợ trẻ mới cưới đi siêu thị mua sắm, ông phải âm thầm, lén lút như ăn trộm vì sợ các bà lớn phát hiện, chỉ cần bị bắt quả tang một lần thôi cũng sẽ rầy rà to. Chỉ mỗi việc giải quyết chuyện lục đục trong nội bộ gia đình cũng lắm khi hết cả thời gian.

    Tôi hỏi Hashim - cô gái trẻ Brunei đã tốt nghiệp đại học quản trị kinh doanh ở Malaysia, hiện là quản lý cho một shop thời trang lớn ở Begawan - quan niệm như thế nào về chuyện một người trẻ lại có thể chấp nhận chồng mình lấy nhiều vợ, Hashim nói thẳng thắn: “Về mặt luật tục, tôi vẫn chấp nhận cho chồng lấy bốn vợ nếu như anh ta có khả năng lo đủ cho các người vợ của mình. Nhưng khi nào cả hai còn yêu nhau hết lòng thì người chồng khó mà lấy thêm được người vợ thứ hai. Có người phụ nữ nào lại muốn chia sẻ chồng mình với người thứ hai?”. Cuối năm nay Hashim sẽ lấy chồng, một chàng trai hàng xóm. Cô kỳ vọng người chồng tương lai sẽ chỉ có mình cô, bởi anh ấy hay hát bài “Anh yêu em, người yêu duy nhất trên đời”.

   (Theo Vũ Bình, báo tuổi trẻ)

Số lần xem trang : 14821
Nhập ngày : 19-02-2009
Điều chỉnh lần cuối : 19-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Chuyện thư giãn

  Câu chuyện chú ếch(10-12-2015)

  Chuyện cây táo(22-07-2009)

  Quá khứ(04-07-2009)

  Kết luận cuối cùng(02-07-2009)

  Việc này làm thế nào đây?(28-02-2009)

  Bien va toi(25-02-2009)

  Bùa yêu(24-02-2009)

  Cây gậy thần(20-02-2009)

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007