Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 391
Toàn hệ thống 2893
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Theo kỹ sư Trần Minh Tân (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận), triệu chứng thường gặp của bệnh tuyến trùng trên thanh long là cây bị thối rễ, sưng rễ mà nguyên nhân là do một loài giun tròn gây hại. Thanh long bị bệnh thường chậm phát triển, cành tóp, dây teo. Nếu bị bệnh trong giai đoạn đang mang trái thì trái nhỏ và nhăn nheo. Bệnh thường gây hại trên thanh long nhiều nhất vào mùa mưa.

 

Biện pháp phòng trừ:

- Dùng một số loại thuốc sau để trị bệnh:

+ Thuốc Agrispon (thuốc sinh học của Hoa Kỳ) + Sincocin, dùng 1 lần/tháng.

+ Một số loại thuốc: Nokaph, Vimoca, Mocap dùng 2 lần/năm vào đầu mùa mưa và đầu mùa khô. Lưu ý: Không thực hiện trong giai đoạn cây đang mang trái vì đây là loại thuốc rất độc, thời gian cách ly 14- 21 ngày.

- Để phòng bệnh tuyến trùng, bà con nên làm mô đất để giúp thoát nước cho cây. Cần vệ sinh mô đất trồng, bón phân hữu cơ đã hoai mục và lượng phân hóa học cân đối cũng như tưới nước hợp lý.

Có thể áp dụng kinh nghiệm trị bệnh tuyến trùng của ông Ngô Xuân Nghiêm, xã viên HTX Thanh long hữu cơ Phú Hội (xã Hàm Hiệp - Hàm Thuận Bắc). Dùng thuốc Nokaph 10G (Công ty ADC), liều lượng 1kg rải đều cho 50 gốc thanh long (nếu dưới gốc có phủ rơm phải cào rơm ra mới rải thuốc, sau đó phủ rơm lại). Nếu làm trong mùa nắng, cần tưới nước sau khi rải thuốc mới có kết quả tốt. Sau khi xử lý thuốc được 3 ngày nên dùng sản phẩm enzyme hữu cơ sinh học Maruzen 786 (160 cc) + Maruzen 888 (nắp vàng 160cc) của Công ty TNHH Thức ăn thủy sản Việt Thăng, pha trong bình 16 lít, phun đều quanh gốc thanh long để phục hồi bộ rễ, giúp cây tăng trưởng nhanh.

Chú ý: Lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng và không dùng chung với thuốc bảo vệ thực vật.

Lê Nam Ích

Số lần xem trang : 15071
Nhập ngày : 25-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  TRỒNG MÈ THAY LÚA XUÂN HÈ: HIỆU QUẢ KÉP (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009)

  NHỮNG THƯƠNG HIỆU MANG DẤU ẤN HỘI LÀM VƯỜN (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009)

  NUÔI CÁ TRÊN CAO NGUYÊN LÀM GIÀU (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009)

  RÚT NGẮN THỜI GIAN NHÂN GIỐNG HOA LY (Báo KTNT - Số ra ngày 9/3/2009) (11-03-2009)

  MỘT SỐ GIỐNG CÀ PHÊ MỚI CHO NĂNG SUẤT CAO (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (11-03-2009)

  THOÁT NGHÈO NHỜ NUÔI CÁ LỒNG (Báo KTNT - Số ra ngày 4/3/2009) (05-03-2009)

  HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ HÔ CÔNG NGHIỆP (Báo KTNT - Số ra ngày 4/3/2009) (05-03-2009)

  Từ việc thanh long mất đường sang Hoa Kỳ: Nghĩ về mối liên kết giữa các doanh nghiệp (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009)

  PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM: VẪN CÒN TÂM LÝ CHỦ QUAN (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009)

  "NGÂN HÀNG BÒ" - NIỀM VUI CHO NGƯỜI NGHÈO (Báo KTNT - Số ra ngày 2/3/2009) (03-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007