Phạm Văn Hiền
Cây trồng biến đổi gen mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng đang vướng qui định.
Nhiều nghiên cứu ứng dụng về cây trồng biến đổi gen chưa đến được với người dân, mặc dù những lợi ích về kinh tế đã được chứng minh do Việt Nam còn thiếu những quy định cụ thể về cây trồng biến đổi gen
Hiệu quả kinh tế từ bắp chuyển gen
Tại hội thảo Tiềm năng kinh tế và quy định về an toàn sinh học cho cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam do trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM tổ chức ngày 15.4, TS Nguyễn Quốc Bình, phó giám đốc trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cho biết, khảo sát về tiềm năng kinh tế của bắp kháng sâu biến đổi gen tại các một số tỉnh như: Đồng Nai, An Giang, Dăk Lăk, Sơn La, Thanh Hoá và Nghệ An hầu hết các hộ nông dân trồng bắp đều cho rằng bắp chuyển gen có rất nhiều ưu điểm. Cụ thể như: năng suất của bắp chuyển gen cao hơn từ 8 – 10 năng suất trung bình, giảm chi phí thuốc trừ sâu, giảm công lao động phun thuốc, năng suất vượt trội so với các giống lai hiện đang canh tác. Một ưu điểm nữa là không ảnh hưởng đến môi trường hay sức khoẻ con người do ít sử dụng thuốc trừ sâu. Sau khi xem xét các ưu, nhược điểm của bắp kháng sâu (chuyển gen) thì trên 70% số hộ nông dân đều có ý kiến sẽ mua ngay để trồng nếu có trên thị trường vì có năng suất thu nhập cao hơn các giống bắp lai đang trồng.
Tiến sĩ Bình đánh giá tiềm năng của bắp chuyển gen ở Việt Nam khá cao, bởi vì hiện nay mỗi năm nước ta vẫn phải nhập từ 500 – 800 ngàn tấn bắp để làm thức ăn gia súc. Trong khi đó năng suất của cây bắp kháng sâu có thể cho tới 8 tấn/ha, diện tích trồng bắp cả nước hiện nay là một triệu hecta.
Còn vướng quy định
Việc áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là chiến lược cải thiện giống cây trồng và phát triển bền vững. Sau khi Chính phủ phê duyệt chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp vào năm 2006, Việt Nam đã bắt đầu có một số dự án về nghiên cứu cây trồng biến đổi gen. Những nghiên cứu của viện Công nghệ sinh học, viện Di truyền nông nghiệp, viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và một số trường đại học đã tạo ra được một số dòng cây trồng biến đổi gen, đặc biệt là lúa, bắp, bông, đậu nành, phong lan... có thể ứng dụng rộng rãi và hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu ứng dụng đó vẫn chưa đến được với người dân.
Trong một hội thảo liên quan tới phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp hồi năm ngoái, tiến sĩ Vũ Đức Quang, viện Di truyền nông nghiệp đã nêu lên những bất cập của quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen (quyết định 212/2005/QĐ-TTg). Theo quy chế này, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen khi được cấp giấy chứng nhận an toàn về sức khoẻ, môi trường và đa dạng sinh học, đồng thời có giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực tương ứng. “Những điều khoản của quy định trên đã khiến các sản phẩm từ công nghệ biến đổi gen khó đi vào đời sống”, ông Quang cho biết.
Dù nước ta đã có luật Đa dạng sinh học ban hành từ năm 2008, tuy nhiên theo bà Hoàng Thanh Nhàn, cục Bảo vệ nguồn gen và sinh vật, bộ Tài nguyên và môi trường, hiện nay nghị định về quản lý an toàn sinh học vẫn còn đang soạn thảo và chờ Chính phủ phê duyệt.
Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sức khoẻ của con người khỏi rủi ro tiềm ẩn của sinh vật biến đổi gen, đồng thời không ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ sinh học của đất nước.
Diệu Thuỳ
Mục tiêu của chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp quốc gia tầm nhìn đến năm 2020 là nước ta đạt trình độ của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN và ở một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của thế giới; diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30 – 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu cầu vaccine cho vật nuôi. Công nghệ sinh học sẽ đóng góp trên 50% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp. Tổng vốn ngân sách nhà nước để triển khai, thực hiện các nội dung của chương trình giai đoạn 2006 – 2015 dự kiến khoảng 1.000 tỉ đồng (bình quân mỗi năm 100 tỉ đồng).
|
Số lần xem trang : 15631 Nhập ngày : 27-04-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Nước Anh tuyên chiến với "nấm sát thủ"(29-10-2012) Thử nghiệm gạo biến đổi gene ở Trung Quốc(05-09-2012) Cây của Phật Tổ vẫn sống sau 2.500 năm(06-08-2012) Uganda lai tạo thành công giống chuối màu cà rốt (23-07-2012) Lần đầu xuất hiện rệp sáp bột hồng hại sắn ở VN(09-07-2012) Lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene cà chua(01-06-2012) Ngô biến đổi gene khiến người Trung Quốc phân vân(22-02-2012) Pháp tố ngô biến đổi gene gây hại(22-02-2012) Làm sống lại loài hoa từ kỷ băng hà ở Nga(22-02-2012) CHÚC MỪNG NĂM MỚI(17-01-2012) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|