Phạm Văn Hiền
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ lần đầu tiên đã phát hiện thêm loài rệp Orius pumilio tại khu trồng hoa Queen Anne, tỉnh Alachua, Florida.Trước đây, rệp Orius insidiosus được xác định là loài động vật hoạt động đơn lẻ, dùng vòi dài, nhỏ và nhọn để đâm vào thân cây hút nhựa. Nhưng hiện nay, nó đã có đồng minh, một kẻ phá hoại nhỏ bé nhưng làm người trồng cây thương mại và người làm vườn tại gia “điên đầu”, đó chính là: Orius pumilio
Loài địch hại này có mối quan hệ thân thiết với Orius insidiosus và được phát hiện lần đầu tiên tại tỉnh Alachua, Florida.
Trong Bản tin tháng 6 Florida Entomologist, các nhà khoa học Mỹ đã đề cập cuộc điều tra khám phá trong năm 2008 của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ. Bản tin đã công bố sự việc: Lần đầu tiên hai loài rệp Orius insidiosus và Orius pumilio đã cùng nhau hoành hành tại một vùng đất canh tác, là khu trồng hoa Queen Anne, cả hai cùng tấn công cuống hoa.
Orius insidiosus có mặt trên toàn nước Mỹ. Trong khi Orius pumilio thì chỉ được biết đến ở Florida qua tài liệu của Jeff Shapiro – nhà côn trùng học làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu côn trùng ở Gainesville.
Cuộc điều tra tại Alachua đã cho thấy, Orius insidiosus đông gấp 3 lần Orius pumilio. Nhưng giữa chúng lại không hề xảy ra sự cạnh tranh sinh tồn. Phải chăng là do Orius insidiosus luôn biết giữ gìn hoà khí ? Câu trả lời hoàn toàn không phải vậy, theo Shapiro, nguyên nhân nằm ở việc nguồn thức ăn của chúng quá dồi dào.
Cũng theo điều tra của Shapiro và các đồng nghiệp làm việc tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ và các cộng sự là các nhà trồng trọt, tỷ lệ cá thể đực:cái ở Orius insidiosus là 3:1. Lý do nào khiến quần thể này có sự chênh lệch đực/cái lớn đến vậy thì tới nay nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lời giải đáp. Trong khi tỷ lệ này ở Orius pumilio vẫn luôn cân bằng.
Việc hai loài địch hại cùng chung sống hoà bình bên nhau làm cho việc đối phó với chúng càng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đó là bài toán khó đang chờ lời giải đáp.
LNT (theo Bugwood)
Nguồn: www.agroviet.gov.vn
Số lần xem trang : 15688 Nhập ngày : 23-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Hội thảo Sen Đồng Tháp 01-9-2017(05-09-2017) Biển, đảo Việt Nam-Nguồn cội tự bao giờ(27-04-2016) Thần đồng piano gốc Việt Evan Le(04-04-2016) Hoàng Sa Việt Nam: nổi đau mất mát(31-07-2014) National Geographic công bố 12 bức ảnh(07-01-2016) Phát hiện trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser(03-07-2013) Đài Loan phát triển thành công gạo loại nhiều màu(10-06-2013) IRRI phát triển thành công giống lúa siêu chịu mặn(18-04-2013) Bảo tồn gene lúa ở IRRI(08-04-2013) Nghiên cứu bộ gene cây đào để sản xuất nhiên liệu(29-03-2013) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|