Phạm Văn Hiền
Sự ấm lên của các đại dương có thể khiến trái đất nghiêng thêm và xoay nhanh hơn trong thế kỷ tới. Địa cầu tự xoay quanh một trục nghiêng 23,5° so với phương thẳng đứng. Tuy nhiên góc nghiêng này không cố định. Sự phân bố khối lượng trên trái đất liên tục biến động nên vị trí của trục trái đất cũng thay đổi không ngừng.
(Trục của trái đất sẽ nghiêng thêm nếu lượng khí thải nhà kính vẫn tăng trong thế kỷ tới. Ảnh: physorg.com.)
Địa cầu tự xoay quanh một trục nghiêng 23,5° so với phương thẳng đứng. Tuy nhiên góc nghiêng này không cố định. Sự phân bố khối lượng trên trái đất liên tục biến động nên vị trí của trục trái đất cũng thay đổi không ngừng.
“Nếu bạn tăng khối lượng ở một phía của địa cầu, trục xoay của nó sẽ thay đổi chút ít”, Felix Landerer, một nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), giải thích.
Từ lâu giới khoa học đã biết rằng hiệu ứng nhà kính tác động tới độ nghiêng của trục trái đất. Chẳng hạn, cực bắc của hành tinh đang dịch chuyển về phía 79 độ kinh tây – đường kinh tuyến đi qua thành phố Toronto (Canada) và thành phố Panama. Tốc độ di chuyển vào khoảng 10 cm/năm. Nguyên nhân là tình trạng tan băng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á khiến khối lượng cực bắc giảm dần.
Sự di chuyển của nước ngọt từ những tảng băng tan cũng tác động tới trục trái đất. Theo tính toán của Landerer, quá trình tan băng ở đảo Greenland khiến trục trái đất tiếp tục nghiêng thêm 26 mm mỗi năm. Tốc độ đó có thể tăng đáng kể trong những năm tới.
Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm của Landerer phát hiện sự gia tăng của các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng độ nghiêng của trái đất.
Theo tính toán của họ, nếu lượng khí CO2 tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2100, các đại dương sẽ ấm lên và mở rộng. Khi đó nước sẽ bị đẩy về phía các thềm lục địa nông hơn, khiến cực bắc của trục trái đất dịch chuyển xấp xỉ 15 mm mỗi năm về phía bang Alaska và quần đảo Hawaii của Mỹ.
“Các đại dương hấp thụ ít nhất 80% lượng nhiệt mà hiệu ứng nhà kính gây nên. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của cực bắc sẽ không đủ mạnh để gây nên những xáo trộn đối với khí hậu trái đất”, Landerer nói.
Cách đây vài năm, nhóm của Landerer từng chứng minh rằng tình trạng ấm lên toàn cầu có thể khiến sự phân bố khối lượng trên trái đất thay đổi. Cụ thể, vật chất sẽ dồn về các vĩ độ cao khiến hành tinh xoay nhanh hơn.
Minh Long (theo Newscientist) Số lần xem trang : 15596 Nhập ngày : 21-08-2009 Điều chỉnh lần cuối : 21-08-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Sự nóng lên của trái đất: Mùa màng bị huỷ hoại? (03-09-2009) Thế giới cần một hệ thống cảnh báo báo sớm hiện tượng thời tiết bất thường(03-09-2009) Tầm quan trọng của các hoạt động thích nghi với biến đổi khí hậu(29-08-2009) Xăng sinh học từ dưa hấu(28-08-2009) Xác định DNA của cây nhằm chống tình trạng khai thác gỗ lậu (26-08-2009) Trồng lúa hay vẽ tranh?(24-08-2009) Gien giúp lúa có thể chống chịu được ngập lụt(21-08-2009) Hai anh em - hai nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng(20-08-2009) Chất tạo nên loài người xuất hiện ngoài trái đất(19-08-2009) Thuyền tạo mây - giải pháp cho sự nóng lên toàn cầu(13-08-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|