Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1199
Toàn hệ thống 1756
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Loài hoa sống ký sinh tên là Striga hay còn gọi là “cỏ phù thủy” tấn công phần rễ của những cây chủ, chúng hút nước và protein của cây khiến cây không thể phát triển và ra hoa kết trái. (Agroviet-9/9/2009).

Cỏ phù thủy là loài thực vật điển hình của Saharan, Châu Phi, chúng là nguyên nhân làm cho những vụ mùa bị thất thu hơn 100 triệu đô la mỗi năm và góp phần gây nên tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở khu vực này.

Trong số những cây trồng chịu ảnh hưởng nặng nề của cỏ phù thủy có cây đậu mắt đen, ở Châu Phi người ta gọi là đậu đũa hoặc là niebe đối với những quốc gia nói tiếng Pháp.
Khoảng 80% lượng đậu đũa trên thế giới được trồng ở Sahara, Châu Phi, chúng là nguồn thu chủ yếu của nông dân ở đây, những người không đủ tiền để mua những loại thuốc trừ sâu và phân bón đắt tiền. Ở những khu vực này, cây đậu đũa là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho hàng triệu người dân, họ tận dụng toàn bộ quả đậu để nấu súp, món hầm với bánh mỳ, lá của cây là một loại rau tươi còn thân cây thì làm cỏ khô cho gia súc.
Với sự mở rộng trồng trọt đậu đũa trong thời gian qua, Striga gesnerioides - một loài cỏ phù thuỷ cũng có điều kiện để phát triển bằng việc ký sinh trên cây. Đến nay, sau một vài năm người nông dân trong những khu vực nửa khô hạn lại phải trồng đậu đũa trên vùng đất mới. 
Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Virginia, Hoa Kỳ đã vừa phát hiện được một gen ở đậu đũa có thể chống lại sự tấn công của cây dại. Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn việc làm thế nào một số loài thực vật như cây ngũ cốc và cây lúa miến có thể chống lại Striga .
“Phát hiện ra gen kháng thể không chỉ quan trọng trong việc cải thiện giống đậu đũa mà còn giúp chúng tôi đề ra chiến lược trong việc chống lại Striga ở một số loại cây trồng khác”, phát biểu của Michael P.Timko, giáo sư sinh học thuộc U.Va. trưởng nhóm nghiên cứu.
Phương pháp của Timko nhằm cải tiến hoạt động của cây đậu bằng cách xác định các gien kiểm soát các đặc tính quan trọng, sau đó sử dụng công nghệ chọn tạo giống để nhân rộng đặc tính này. Tuy nhiên, ngoài thành công của Timko trong việc tạo ra giống cây lai chống lại một loài Striga ký sinh thì vẫn còn ít nhất 7 loại Striga khác có khả năng thích nghi với sự thay đổi của đậu đũa.
“Chúng tôi đang cố gắng để tạo ra một giống có khả năng kháng thể hoàn thiện. Striga là một loại ký sinh nguy hiểm, đây là cuộc chiến giữa cây đậu đũa và những kẻ ký sinh và chúng tôi luôn sẵn sàng đối đầu với những sự đe dọa này”
Chi tiết của nghiên cứu đã được đăng tải trên ấn phẩm tháng 8 của tạp chí Khoa học tự nhiên.

PNQ - Theo ScienceDaily

Số lần xem trang : 15526
Nhập ngày : 10-09-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Châu Phi đủ đất để nuôi cả thế giới(02-07-2009)

  Tháo chạy ồ ạt do biến đổi khí hậu(02-07-2009)

  Tốc độ gió đang giảm ở Mỹ(29-06-2009)

  Dùng cỏ xử lý nước rỉ rác (25-06-2009)

  Người công bố nhân bản vô tính cá trạch vừa đi xa (24-06-2009)

  Thêm một loài rệp gây hại cho cây trồng(23-06-2009)

  Nhân giống thành công loài thông chứa chất trị ung thư(22-06-2009)

  Các nhà khoa học vừa tìm thấy một loài thực vật có khả năng giả vờ mắc bệnh để đánh lừa bướm đêm tại Ecuador(22-06-2009)

  Robot có khả năng đọc được ý nghĩ của con người(15-06-2009)

  Trung Quốc tạo tế bào gốc lợn đầu tiên trên thế giới(03-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007