Phạm Văn Hiền
(Agroviet-10/9/2009): Một nhóm các nhà khoa học đến từ Anh, Mỹ, Hawai và Papua Niu Ghinê đã phát hiện hơn 40 loài mới khi họ có chuyến thám hiểm tại miệng núi lửa Mount Bosavi. Tại đây có một cánh rừng nguyên sơ với sự sống tách biệt với thế giới bên ngoài kể từ khi núi lửa này phun trào cách đây 200 nghìn năm.
Chỉ trong vòng 5 tuần thám hiểm, các nhà sinh vật học đã phát hiện ra 16 loài ếch mới chưa từng được khoa học ghi nhận trước đây, ít nhất 3 loài cá, một loài dơi và một loài chuột khổng lồ - loài chuột được xem là lớn nhất trên thế giới.
Nhóm thám hiểm bao gồm các chuyên gia thuộc Đại học Oxford, Vườn thú Luân Đôn và Tổ chức Smithsonian được xem là những nhà khoa học đầu tiên đặt chân lên khu vực miệng núi lửa Bosavi.
Các phát hiện trên được xem là minh chứng tiêu biểu cho sự đa dạng của những khu rừng nhiệt đới trên thế giới. Các nhà khoa học hi vọng những phát hiện này sẽ gia tăng sức nặng cho những lời kêu gọi những hành động quốc tế nhằm ngăn chặn sự diệt vong của những hệ sinh thái tương tự. Các nhà khoa học cho biết rừng nhiệt đới Papua New Guinea hiện đang bị phá huỷ với tốc độ 3.5% mỗi năm.
Linh Chi – Theo theguardian Số lần xem trang : 15528 Nhập ngày : 10-09-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học-Đời sống Thế giới cần một hệ thống cảnh báo báo sớm hiện tượng thời tiết bất thường(03-09-2009) Tầm quan trọng của các hoạt động thích nghi với biến đổi khí hậu(29-08-2009) Xăng sinh học từ dưa hấu(28-08-2009) Xác định DNA của cây nhằm chống tình trạng khai thác gỗ lậu (26-08-2009) Trồng lúa hay vẽ tranh?(24-08-2009) Trái đất nghiêng hơn vì biến đổi khí hậu(21-08-2009) Gien giúp lúa có thể chống chịu được ngập lụt(21-08-2009) Hai anh em - hai nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng(20-08-2009) Chất tạo nên loài người xuất hiện ngoài trái đất(19-08-2009) Thuyền tạo mây - giải pháp cho sự nóng lên toàn cầu(13-08-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
|