Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 342
Toàn hệ thống 799
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Nguồn nhiên liệu dầu mỏ là hữu hạn, trước nhu cầu ngày càng tăng năng lượng hóa thạch, các nhà khoa học vẫn miệt mài tìm kiếm các nguồn năng lượng mới. Nghiên cứu điện từ nước biển là một phát minh mới, gần đây nghiên cứu sản xuất nhiên liệu diesel từ nấm là một giải pháp khả thi đang được các nhà khoa học Mỹ quan tâm.

Nhiều loại nấm gây bệnh cho cây sản xuất ra một hỗn hợp các hydrocacbon - những hợp chất hoá học rất giống với thành phần của nhiên liệu. Điều đó cho phép họ nghĩ đến việc tách các gen từ ADN của nấm để cấy ghép vào gen của những vi sinh vật và dùng chúng để biến các chất có trong gỗ thành nhiên liệu.

Giá dầu và khí cao đã buộc các nước phát triển trên thế giới phải tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế. Thế giới đã sử dụng năng lượng hạt nhân, thuỷ triều và gió để sinh ra điện năng, mặc dù chưa thể biến hàng tỷ chiếc ô tô trên thế giới đều dùng điện thay xăng. Ô tô hoặc thiết bị nông nghiệp động cơ điện có lẽ cũng chỉ có thể dùng ở thành phố, mà không thể vận chuyển trên những quãng đường quá dài hoặc vào những công việc canh tác đại trà.

Nhiên liệu thay thế dựa trên etanol, sản xuất từ ngô hoặc mía không giải quyểt được vấn đề vì để tạo ra 1 lit etanol cũng đòi hỏi một lượng hydrrocacbon thô tương đương. 

Hiện nay, người ta hy vọng có thể giải quyết vấn đề nhờ các vi nấm ký sinh sống trong gỗ để bẻ gãy liên kết hoá học (phân huỷ) xenlulôzơ nhằm tạo ra một hỗn hợp hydrocacbon. Xenlulozơ của gỗ có triển vọng nhất trong việc sản xuất nhiên liệu, nhưng cấu tạo bền của nó rất khó phân huỷ, nên cần các enzym đặc biệt cho quá trình.

Các nhà khoa học đã phát hiện nấm Gliocladium roseum thường sống ký sinh trên những cây có tên khoa học là eucryphia mọc thành bụi ở Nam Phi có thể đáp ứng yêu cầu này. Khi phân huỷ xenlulôzơ, nấm sản xuất ra những hydrocacbon như decan, 4-metylxyclohexan, undecan, octan và benzen. Những hợp chất hoá học trong hỗn hợp này có thành phần rất giống dầu diesel và chắc chắn có thể thay thế rất tốt dầu diesel dùng làm nhiên liệu.

Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Montana (Hoa Kỳ), những người phát hiện ra điều này thừa nhận lượng sản phẩm ít ỏi do nấm tạo ra hiện không đủ để chạy dù chỉ một chiếc máy kéo. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó không phải là sử dụng nấm trực tiếp mà sẽ tiến hành phân tích để tìm ra các gen di truyền có khả năng phân huỷ xenlulôzơ thành dầu và cấy ghép các gen này vào các vi sinh vật mới có thể sản xuất ra dầu diesel từ gỗ có sản lượng công nghiệp.

(Nguồn: khoahoc.com.vn)

Số lần xem trang : 15513
Nhập ngày : 17-09-2009
Điều chỉnh lần cuối : 17-09-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Nước Anh tuyên chiến với "nấm sát thủ"(29-10-2012)

  Thử nghiệm gạo biến đổi gene ở Trung Quốc(05-09-2012)

  Cây của Phật Tổ vẫn sống sau 2.500 năm(06-08-2012)

  Uganda lai tạo thành công giống chuối màu cà rốt (23-07-2012)

  Lần đầu xuất hiện rệp sáp bột hồng hại sắn ở VN(09-07-2012)

  Lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene cà chua(01-06-2012)

  Ngô biến đổi gene khiến người Trung Quốc phân vân(22-02-2012)

  Pháp tố ngô biến đổi gene gây hại(22-02-2012)

  Làm sống lại loài hoa từ kỷ băng hà ở Nga(22-02-2012)

  CHÚC MỪNG NĂM MỚI(17-01-2012)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007