Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 25
Toàn hệ thống 2221
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Bò, dê, ngựa… ăn cây cỏ là chuyện thường, nhưng cây ăn thịt là một sự lạ, đã có lâu nhưng vẫn luôn là sự hào hứng đối với những người yêu thích cây cảnh. Có ở VN từ hơn 10 năm trước, nhưng khoảng 1, 2 năm gần đây, các loài cây ăn thịt mới được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích.

“Một con ruồi vo ve quanh một loài cây kỳ lạ này, chỉ lỡ sơ sẩy đậu xuống sẽ bị lá cây khép chặt lại, giữ con ruồi bên trong. Một lúc sau, lá cây mở ra và con ruồi đã biến mất vì cái cây đã ăn thịt nó!” – đó là câu chuyện thú vị mà những người yêu thích loại cây này vẫn nói với nhau.

Cây ăn thịt là tên gọi chung của nhiều loại cây như cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, cây gọng vó hay cây bắt mồi có tên khoa học là Flytrap, cây nắp ấm có tên khoa học Nepenthes... Do sinh sống trong điều kiện sống nghèo dưỡng chất nên một số bộ phận cây như lá, thân phải có sự thay đổi để tìm dưỡng chất nuôi cây. 

"Càng ít dinh dưỡng, những hố bẫy côn trùng càng tươi tốt, đẹp rực rỡ để mời gọi côn trùng sập bẫy. Khi côn trùng rơi vào hố bẫy, nắp ấm sẽ đóng lại và chất nhầy trong hố bẫy sẽ xử lí, chế biến thịt côn trùng thành chất dinh dưỡng nuôi cây" - anh Hoàng Văn Linh, chủ cửa hàng cây cảnh ở Quận 2 TP. Hồ Chí Minh kể về cách thức kiếm ăn của loài cây ăn thịt.

GS.TS Võ Văn Chi cho biết, hiện có khoảng 500 loại cây ăn thịt trên thế giới, chúng có khả năng phi thường là phát triển trong môi trường axit, khô cằn và hiếm hoi chất dinh dưỡng. Là thực vật biết quang hợp song cũng biết săn mồi để lấy thêm dinh dưỡng. Chúng thường sống ở đầm lầy, trên đất cát, trong ao hồ nghèo chất dinh dưỡng, phần lớn tập trung ở vùng nhiệt đới. Loại cây này chuyên mọc ở vùng đầm lầy dọc bờ biển Nam Carolina, nước Mỹ. Riêng ở Việt Nam có hơn 20 loài và chia thành rất nhiều họ khác nhau.

Khoảng 10 năm nay, người chơi cây cảnh VN đã biết đến loại cây này, hiện nay thú chơi cây ăn thịt đã phổ biến. Mời quý vị cùng thưởng thức chùm ảnh bắt mồi của cây ăn thịt.

 
Nắp ấm - loại phổ biến nhất trong các loại cây ăn thịt ở VN.

Cây nắp ấm có tên khoa học Nepenthes (có hình giống cái ấm có nắp đậy). Khi côn trùng đậu trên miệng phần nắp ấm, sẽ bị trơn tuột rơi vào lòng ấm rất trơn không thể thoát và bị cái cây tiêu hóa nhờ trong dung dịch nước (chứa các enzym tiêu hóa hay vi khuẩn) bên trong ấm. Chất dịch này sẽ tiêu hóa phần mềm của cơ thể côn trùng. Khi đã tiêu hóa hết, cây lại mở nắp, tiết mật dụ dỗ con mồi mới.
 
Loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất có lẽ là cây bắt ruồi Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula từng được mệnh danh “Thực vật kì diệu nhất thế giới”. Loại cây này mới được những người sưu tập cây ăn thịt ở VN mua trong thời gian gần đây.

Cây bắt ruồi, Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula. Cây bắt ruồi từng được Charles Darwin mô tả là "một trong những loài thực vật kỳ diệu nhất trên thế giới". Loài cây này có thể tóm chặt một con ruồi bay qua bằng những cái lá hình vỏ sò của nó chỉ trong 100 miligiây, nhanh hơn cả một cái chớp mắt. 

Cây bắt ruồi Venus có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Các nhà khoa học Pháp và Mỹ giải thích, khả năng bắt ruồi siêu nhanh của loại cây bắt ruồi venus là do sức căng của thực vật.

Nhiều người thích các loại cây ăn thịt vì quan niệm đây là cây phong thủy. Không cần chăm sóc nhiều, chỉ trồng trên xơ dừa hoặc cát, tưới nước 2 – 3 ngày/ 1 lần thì cây luôn tươi đẹp, trồng ở phía Đông Nam sẽ đưa lại nhiều tài lộc. 

Theo anh Nguyễn Hoài Nam, một người sưu tầm cây bắt ruồi ở Quận Thủ Đức TP.HCM cho biết: “Cây bắt ruồi nếu được chăm sóc kĩ quá sẽ không có khả năng… bắt ruồi. Loài nắp ấm thì sẽ không ra ấm hoặc ra ấm rất nhỏ dù cây nhanh tươi tốt. Lúc gia đình ở Bến Tre, tôi đã trồng vài cây nắp ấm, tưới thường xuyên nước song nhiều phù sa cho cây thì cây tươi tốt như cây bình thường mà không có ấm nào ra”.

 
Những cây gọng vó (tên khoa học Flytrap) thi nhau trổ tài bắt muỗi để hút chất dinh dưỡng.

Vậy ở vùng nghèo dinh dưỡng nhất, một cái cây có khả năng ăn thịt… heo hay không? Anh Văn cũng như nhiều người đã rất tò mò. Anh đã thử… cho thịt heo vào nắp ấm và nắp bị héo, thối dần. Do cây không thể tiêu hóa được lượng đạm. Thậm chí, cái lá, cái ấm nào tiêu hóa quá nhiều ruồi hoặc thức ăn không tươi, mau ôi, lá sẽ héo và chết.

Theo Vietnamnet

Số lần xem trang : 15575
Nhập ngày : 24-10-2009
Điều chỉnh lần cuối : 24-10-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Nước Anh tuyên chiến với "nấm sát thủ"(29-10-2012)

  Thử nghiệm gạo biến đổi gene ở Trung Quốc(05-09-2012)

  Cây của Phật Tổ vẫn sống sau 2.500 năm(06-08-2012)

  Uganda lai tạo thành công giống chuối màu cà rốt (23-07-2012)

  Lần đầu xuất hiện rệp sáp bột hồng hại sắn ở VN(09-07-2012)

  Lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene cà chua(01-06-2012)

  Ngô biến đổi gene khiến người Trung Quốc phân vân(22-02-2012)

  Pháp tố ngô biến đổi gene gây hại(22-02-2012)

  Làm sống lại loài hoa từ kỷ băng hà ở Nga(22-02-2012)

  CHÚC MỪNG NĂM MỚI(17-01-2012)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007